11:47 - 11/11/2024

Nguồn gốc ngày 20 11 ngắn gọn? Giáo viên có được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong ngày 20 11 năm nay hay không?

Ngày 20 11 - Ngày nhà giáo Việt Nam hằng năm có nguồn gốc như thế nào? Theo quy định pháp luật hiện nay thì giáo viên có được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong ngày 20 11 Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay hay không?

Nội dung chính

    Nguồn gốc ngày 20 11 ngắn gọn

    Vào năm 1946, tại Paris (Pháp), tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ mang tên FISE (Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục) đã được thành lập. Đến tháng 7 năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức này.

    Trong một sự kiện diễn ra tại thủ đô Warszawa, Ba Lan, từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1975, Giáo dục Công đoàn Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 11 năm 1958 là "Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức ở miền Bắc và các vùng giải phóng miền Nam trong những năm sau đó.

    Ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 167-HĐBT, chính thức công nhận ngày 20 tháng 11 hàng năm là "Ngày Nhà giáo Việt Nam".

    Mục đích của việc tổ chức ngày 20 11 - Ngày nhà giáo Việt Nam là nhằm đề Ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam , rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo.

    Bên cạnh đó, ngày 20 11 - Ngày nhà giáo Việt Nam còn là ngày học sinh tôn vinh, tri ân những người thầy, người cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

    >> Xem thêm: Mẫu báo cáo tổng kết chương trình ngày 20 11 năm 2024 mới nhất?

    Nguồn gốc ngày 20 11 ngắn gọn

    Nguồn gốc ngày 20 11 ngắn gọn (Hình từ Internet)

    Giáo viên có được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong ngày 20 11 năm nay hay không?

    Căn cứ vào Điều 13 Luật Viên chức 2010 có quy định về quyền nghỉ ngơi của viên chức như sau:

    Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
    1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
    2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
    3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
    4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

    Theo đó, giáo viên (viên chức sẽ) có quyền được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

    Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:

    Nghỉ lễ, tết
    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

    Theo như các quy định nêu trên thì giáo viên sẽ được nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày nghỉ đó trong các trường hợp sau:

    - Nghỉ Tết Dương lịch

    - Nghỉ Tết Âm lịch

    - Nghỉ ngày Chiến thắng

    - Nghỉ ngày Quốc tế lao động

    - Nghỉ ngày Quốc khánh

    - Nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

    Có thể thấy, ngày 20 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam không nằm trong danh sách các ngày nghĩ lễ theo quy định của pháp luật. Do đó, giáo viên sẽ không được nghỉ ngày Nhà giáo Việt Nam, trừ trường hợp ngày này rơi vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động.

    Tuy nhiên, tại Quyết định số 167-HĐBT có quy định như sau:

    3. Trong ngày 20 tháng 11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
    Từng trường học cần có những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ như giới thiệu truyền thống nhà giáo; kể lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong nghề dạy học; trích đọc thư của học sinh gửi về trường; mời học sinh có nhiều thành tích trong sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu về trường nói chuyện; hội thảo về vinh dự, trách nhiệm của cô giáo, thầy giáo; giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho học sinh trường sư phạm; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ...

    Các trường học cần sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong học kỳ I.

    Như vậy, tuy ngày 20 11 không phải ngày mà giáo viên được nghỉ làm nhưng các trường học nơi giáo viên đang công tác có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương vào ngày 20 11.

    Ngày 20 11 có phải ngày lễ lớn trong năm của Việt Nam không?

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:

    Các ngày lễ lớn
    Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
    1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
    2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
    3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
    4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
    5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
    6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
    7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

    Như vậy, theo quy định vừa nêu trên thì ngày 20 11 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam.

    78