Hướng dẫn phòng bệnh cúm A 2025
Nội dung chính
Hướng dẫn phòng bệnh cúm A 2025
Cụ thể, theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 thì tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm (cúm A/H3N2, cúm A/H1N1) và cúm B:
Việc phòng bệnh cúm A được thực hiện như sau:
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 thì việc phòng lây nhiễm bệnh cúm A như sau:
* Các biện pháp phòng bệnh chung
- Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm
- Tăng cường rửa tay
- Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
- Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
* Phòng lây nhiễm từ người bệnh
- Cách ly người bệnh ở buồng riêng
- Người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị
- Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh
* Phòng cho nhân viên y tế
- Rửa tay thường quy trước và sau khi thăm khám người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
- Phương tiện phòng hộ gồm khẩu trang, găng tay, mũ, bao giày hoặc ủng, mặt nạ che mặt...phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và khi cần thiết. Sau khi dùng được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
- Giám sát: Lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm xử lý bệnh phẩm. Những nhân viên này cần được theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày.
- Nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính nên tránh tiếp xúc với người bệnh.
* Tiêm phòng vắc xin cúm
- Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.
- Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:
+ Nhân viên y tế
+ Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;
+ Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
+ Người trên 65 tuổi
* Dự phòng bằng thuốc
- Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm.
- Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày
- Liều lượng như sau:
+ Người lớn và trẻ em > 13 tuổi: 75mg x 1 lần/ngày
+ Trẻ em ≥ 12 tháng đến ≤ 13 tuổi:
++ ≤ 15 kg: 30 mg x 1 lần/ngày
++ > 15 kg đến 23 kg: 45 mg x 1 lần/ngày
++ > 23 kg đến 40 kg: 60 mg x 1 lần/ngày
++ > 40 kg: 75 mg x 1 lần/ngày
+ Trẻ em <12 tháng:
++ < 3 tháng: Không khuyến cáo trừ trường hợp được cân nhắc kỹ
++ 3-5 tháng: 20 mg x 1 lần/ ngày
++ 6-11 tháng: 25 mg x 1 lần/ ngày
Hướng dẫn phòng bệnh cúm A 2025 (Hình ảnh từ Internet)
Hướng dẫn điều trị bệnh cúm mùa A theo Bộ Y tế
Theo Mục II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 thì việc điều trị bệnh cúm mùa A như sau:
* Nguyên tắc chung
- Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.
- Nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên.
- Thuốc kháng vi rút được dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định.
- Ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến.
* Xử trí theo mức độ bệnh:
- Cúm có biến chứng: cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.
- Cúm có kèm theo các yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.
- Cúm chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.
* Điều trị thuốc kháng vi rút
- Chỉ định: Các trường hợp nhiễm cúm (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ.
- Thuốc được sử dụng hiện nay là Oseltamivir (Tamiflu) hoặc Zanamivir.
- Liều lượng Oseltamivir được tính theo lứa tuổi và cân nặng. Thời gian điều trị là 5 ngày.
+ Người lớn và trẻ em > 13 tuổi: 75mg x 2 lần/ngày
+ Trẻ em ≥ 12 tháng đến ≤ 13 tuổi:
++ ≤ 15 kg: : 30 mg x 2 lần/ngày
++ > 15 kg đến 23 kg: 45 mg x 2 lần/ngày
++ > 23 kg đến 40 kg: 60 mg x 2 lần/ngày
++ > 40 kg : 75 mg x 2 lần/ngày
+ Trẻ em < 12 tháng tuổi:
++ 0-1 tháng: 2 mg/kg x 2 lần/ngày
++ > 1 -3 tháng: 2.5 mg/kg x 2 lần/ngày
++ > 3-12 tháng: 3 mg/kg x 2 lần/ngày
- Zanamivir: Dạng hít định liều, sử dụng trong các trường hợp không có Oseltamivir hoặc kháng với Oseltamivir. Liều lượng Zanamivir được tính như sau:
+ Người lớn và trẻ em > 7 tuổi: 10 mg (2 lần hít 5-mg) x 2 lần/ngày
+ Trẻ em từ 5 - 7 tuổi: 10 mg (2 lần hít 5-mg) x 1 lần/ngày
* Điều trị cúm biến chứng
- Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp: thở oxy, thở CPAP hoặc thông khí nhân tạo tùy từng trường hợp.
- Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp bội nhiễm vi khuẩn với kháng sinh thích hợp
- Phát hiện và điều trị suy đa phủ tạng.
* Điều trị hỗ trợ
- Hạ sốt: Chỉ dùng Paracetamol khi sốt trên 38o5, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt.
- Đảm bảo cân bằng nước điện giải
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý
* Tiêu chuẩn ra viện
- Hết sốt và hết các triệu chứng hô hấp trên 48 giờ (trừ ho)
- Tình trạng lâm sàng ổn định
- Sau khi ra viện phải cách ly y tế tại nhà cho đến hết 7 ngày tính từ khi khởi phát triệu chứng.