Tiêm vắc xin cúm ở VNVC giá bao nhiêu?
Nội dung chính
Tiêm vắc xin cúm ở VNVC giá bao nhiêu?
Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm trước đó:
– Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên
– Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 4 tuần
– Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm
Trẻ dưới 9 tuổi đã từng tiêm ngừa cúm, trẻ từ 9 tuổi và người lớn:
– Tiêm 1 mũi
– Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm
(2) Đối với vắc xin Cúm tam giá Ivacflu-S (Việt Nam)
Người lớn từ 18 tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại hàng năm
Tiêm ngừa cúm cần được tiêm mỗi năm một lần do thời gian miễn dịch trung bình một năm. Ngoài ra, các loại virus gây bệnh cúm cũng thay đổi hằng năm và thành phần vắc xin chủng ngừa cúm cũng thường xuyên được điều chỉnh để phù hợp các các chủng virus xuất hiện theo từng thời điểm.
Để trả lời câu hỏi tiêm vắc xin cúm hết bao nhiêu tiền, còn phụ thuộc vào đối tượng cũng như loại vắc xin mà bạn dự định tiêm.
Dưới đây là giá tiền các loại vắc xin phòng cúm hiện đang được sử dụng tại VNVC, bạn có thể tham khảo:
Tiêm vắc xin cúm ở VNVC giá bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Các loại vắc xin cúm hiện được cấp phép lưu hành tại Việt Nam
Hiện có 4 loại vắc xin cúm được cấp phép sử dụng và triển khai tiêm chủng tại Việt Nam, bao gồm vắc xin tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp), vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan), GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc) và vắc xin tam giá Ivacflu-S (Việt Nam).
Cả 4 loại vắc xin đều được sản xuất theo cơ chế bất hoạt, chỉ định tiêm phòng cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn (riêng vắc xin Ivacflu-S chỉ định tiêm cho người lớn từ 18 – 60 tuổi).
| Vắc xin Tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp) | Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan) | GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc) | Ivacflu-S (Việt Nam) |
Phòng bệnh | Phòng 4 chủng virus cúm bao gồm 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria). | Phòng 3 chủng cúm A(H3N2), cúm A(H1N1),và cúm B (Victoria/Yamagata). | ||
Đối tượng | Trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn. | Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi (không chỉ định tiêm cho phụ nữ mang thai). | ||
Lịch tiêm | Đối với vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan) và GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc): Trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng (sau đó nhắc lại hằng năm); Trẻ từ 9 tuổi và người lớn: Trường hợp chưa từng tiêm vắc xin cúm: Tiêm 1 mũi cơ bản sau đó nhắc lại hàng năm; Trường hợp đã từng tiêm vắc xin cúm: Tiêm 1 mũi nhắc lại theo định kỳ hàng năm. Đối với vắc xin Ivacflu-S (Việt Nam): Người lớn từ 18 đến 60 tuổi: Trường hợp chưa từng tiêm vắc xin cúm: Tiêm 1 mũi cơ bản sau đó nhắc lại hàng năm; Trường hợp đã từng tiêm vắc xin cúm: Tiêm 1 mũi nhắc lại theo định kỳ hàng năm.
|
Tại sao phải tiêm vác xin cúm hằng năm?
(1) Virus cúm thay đổi nhanh chóng
Virus cúm có khả năng biến đổi gene mỗi năm, tạo ra các chủng mới khiến cơ thể không còn miễn dịch với những biến thể này.
Vì vậy, vắc xin cúm phải được cập nhật hằng năm để bảo vệ người tiêm trước những chủng virus mới và ngăn ngừa lây lan.
(2) Giảm hiệu quả miễn dịch theo thời gian
Sau khi tiêm vắc xin, khả năng bảo vệ của cơ thể sẽ dần suy giảm theo thời gian. Việc tiêm vắc xin cúm hàng năm giúp duy trì mức độ miễn dịch ổn định, đảm bảo cơ thể có sức đề kháng cao để chống lại các đợt cúm mùa.
(3) Bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương
Người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường dễ bị biến chứng nguy hiểm từ cúm.
Việc tiêm vắc xin hàng năm giúp bảo vệ nhóm đối tượng này, giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
(4) Ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng
Khi tiêm vắc xin cúm, bạn không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào việc giảm sự lây lan của virus trong cộng đồng.
Điều này đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ những người không thể tiêm vắc xin, như trẻ sơ sinh hoặc những người có hệ miễn dịch yếu.
(5) Đảm bảo sức khỏe lâu dài
Cúm không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp, hoặc thậm chí tử vong.
Tiêm vắc xin cúm hàng năm giúp giảm thiểu những nguy cơ này, bảo vệ sức khỏe lâu dài và giúp bạn duy trì cuộc sống năng động, khỏe mạnh.
Đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm?
Căn cứ theo Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT 2011, các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm bao gồm:
- Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:
+ Nhân viên y tế
+ Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;
+ Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
+ Người trên 65 tuổi