Văn khấn cúng rằm tháng Giêng tại nhà thờ họ. Mâm cúng rằm tháng Giêng tại nhà thờ họ gồm những gì?
Nội dung chính
Văn khấn cúng rằm tháng Giêng tại nhà thờ họ
Rằm Tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày rằm quan trọng nhất trong năm, được coi là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi. Tại nhà thờ họ – nơi thờ cúng chung của dòng tộc, lễ cúng rằm Tháng Giêng mang ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự gắn kết giữa các thế hệ và duy trì truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Lễ cúng tại nhà thờ họ thường được thực hiện với sự chuẩn bị chu đáo, bao gồm mâm cỗ cúng trang trọng, hương hoa, lễ vật và đặc biệt là bài văn khấn dâng lên tổ tiên. Văn khấn rằm Tháng Giêng tại nhà thờ họ không chỉ bày tỏ lòng tri ân đối với ông bà tổ tiên mà còn cầu nguyện cho con cháu trong dòng họ mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, gia đình êm ấm.
Dưới đây là bài văn khấn cúng rằm Tháng Giêng tại nhà thờ họ để gia chủ và con cháu có thể tham khảo, sử dụng trong nghi lễ cúng bái.
Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật
Nam mô Địa Vương Mẫu Phật
Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương
Nam mô Chư vị Bồ Tát
Kính lạy:
Hội đồng Thánh Mẫu
Ngọc Hoàng Thượng Đế
Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần
Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch, Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu Địa Chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu thần trong khu vực
Cửu Huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền
Cao Cao Tằng Tổ khảo, Cao Cao Tằng Tổ tỷ, Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội
Cộng đồng nội - ngoại Gia tiên dòng họ ...
Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ ...
Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ...
Tín chủ con tên là: ...
Hiện cư ngụ tại: ...
Đại diện cho con cháu trong dòng họ ...
Thành tâm sửa biện hương hoa, phẩm vật, lễ bạc lòng thành, kính dâng lên các bậc Tiên linh, Gia tiên Tiền tổ. Cúi xin bề trên chấp lễ, chấp bái, chứng giám lòng thành.
Chúng con cúi xin Gia tiên Tiền tổ dòng họ ... phù hộ độ trì cho toàn thể con cháu trong dòng họ được:
Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an
Gia đình hòa thuận, trên dưới thuận hòa
Công danh hanh thông, sự nghiệp bền vững
Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc
Con cháu hiếu thảo, vạn sự hanh thông
Nhà cửa khang trang, gia tộc hiển vinh
Chúng con nguyện ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của Tổ tiên. Nguyện gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, sống nhân nghĩa, thuận hòa, trên kính dưới nhường, cùng nhau đoàn kết, phát triển bền vững.
Cúi mong chư vị Tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Mâm cúng rằm tháng Giêng tại nhà thờ họ gồm những gì?
Mâm cúng rằm tháng Giêng tại nhà thờ họ mang ý nghĩa tri ân tổ tiên, cầu mong phúc lộc, bình an cho dòng tộc. Tùy theo phong tục từng địa phương, mâm cúng có thể khác nhau, nhưng thường bao gồm các lễ vật sau:
(1) Mâm lễ mặn
Mâm cúng mặn được chuẩn bị đầy đủ, thể hiện lòng thành kính của con cháu:
- Gà trống luộc (có thể để nguyên con hoặc chặt miếng)
- Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh (tượng trưng cho sự may mắn)
- Bánh chưng, bánh tét (món truyền thống ngày Tết)
- Giò chả, nem rán
- Thịt kho tàu hoặc thịt đông
- Rau xào, canh măng, canh bóng thả
- Dưa hành, củ kiệu, nộm chua ngọt
- Rượu trắng, trà, nước lọc
(2) Mâm lễ chay
Một số gia đình có thể chuẩn bị thêm mâm chay để cúng Phật và gia tiên:
- Hoa quả ngũ sắc (bưởi, chuối, quýt, táo, thanh long...)
- Chè kho hoặc chè trôi nước (tượng trưng cho sự đoàn viên)
- Bánh chay, bánh trôi
- Xôi gấc, xôi vò, xôi đỗ xanh
- Các món chay: canh nấm, rau củ luộc, đậu phụ sốt, nem chay
(3) Vàng mã, hương đèn
- Tiền vàng, thuyền vàng, ngựa giấy (tùy theo phong tục)
- Nến, hương thơm
- Trầu cau, rượu, nước
(4) Hoa và trái cây
- Mâm ngũ quả (tùy theo mùa và quan niệm vùng miền)
- Hoa tươi (hoa cúc, hoa lay ơn, hoa huệ...)
(5) Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng
Sắp xếp lễ vật trang trọng, bày biện sạch sẽ.
Lễ cúng có thể thực hiện vào ban ngày hoặc chiều tối, tùy vào điều kiện gia đình.
Sau khi cúng xong, con cháu sum vầy cùng nhau thụ lộc, giữ gìn nét đẹp truyền thống.
Mâm cúng rằm tháng Giêng tại nhà thờ họ không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn là dịp để con cháu tưởng nhớ cội nguồn, gắn kết tình thân, giữ gìn phong tục tốt đẹp của dòng họ.
Văn khấn cúng rằm tháng Giêng tại nhà thờ họ. Mâm cúng rằm tháng Giêng tại nhà thờ họ gồm những gì? (Hình từ Internet)
Lợi dùng ngày rằm tháng Giêng để tăng giá bán hàng hóa bất hợp lý thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Luật Giá 2023 thì cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ bắt buộc phải niêm yết giá bán hàng hóa dịch vụ bảo đảm rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ theo các hình thức sau:
(1) In, dán, ghi thông tin trên bảng, giấy.
(2) Hoặc in trực tiếp trên bao bì của hàng hóa.
(3) Hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(4) Hoặc trên các trang thông tin điện tử để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, việc xử phạt vi phạm hành chính các sai phạm trong việc niêm yên giá hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân quyết định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá không thuộc khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện niêm yết giá theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá niêm yết vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, nếu cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng ngày rằm tháng Giêng để tăng giá bán hàng hóa (đối với hàng hóa không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá) cao hơn mức giá mình đã niêm yết công khai thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP).