Bài cúng rằm tháng Giêng gia tiên chuẩn cổ truyền
Nội dung chính
Bài cúng rằm tháng Giêng gia tiên
Sau đây là bài cúng rằm tháng Giêng gia tiên dành cho người đọc tham khảo:
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025.
Tín chủ (chúng) con là:... ngụ tại:...
Chúng con thành tâm có lời kính mời: Nhật cung Thái Dương thiên tử tinh quân; Nam Tào, Bắc Đẩu tinh quân; Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân; Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân; Văn Xương, Văn Khúc tinh quân; Nhị thập bát tú, Ngũ hành tinh quấn; La Hầu, Kế Đô tinh quân giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:
Ngày rằm Nguyên tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Đèn trời xá n lạn chiếu thắp cõi trần. Xin các tinh quân lưu ân lưu phúc. Lễ tuy mọn bạc, lòng thành có dư. Mệnh vị an cư, thân cung khang thái.
Phục duy cẩn cáo!
Bài cúng rằm tháng giêng gia tiên chuẩn cổ truyền (Hình từ Internet)
Mâm cúng rằm tháng Giêng gia tiên cần phải có những gì?
Mâm cúng Rằm tháng Giêng dành cho gia tiên mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.
Đây không chỉ là một nghi lễ truyền thống mà còn thể hiện sự biết ơn, lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên, đồng thời cầu mong bình an, may mắn cho gia đình trong năm mới
Dưới đây là những lễ vật thường có trong mâm cúng rằm tháng Giêng gia tiên:
(1) Mâm cơm mặn:
(2) Gà luộc nguyên con
(3) Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
(4) Giò chả, nem rán
(5) Canh măng, canh bóng hoặc canh rau củ
(6) Các món xào, kho như thịt kho tàu, rau củ xào, cá kho
(7) Cơm trắng, dưa hành, bánh chưng (nếu còn sau Tết)
(8) Mâm cúng chay (tùy theo gia đình):
- Xôi chè (chè trôi nước, chè đậu xanh)
- Bánh chay, bánh trôi
- Các món rau củ luộc, đậu hũ sốt, canh chay
- Trái cây ngũ quả
(9) Lễ vật đi kèm:
- Hoa tươi (hoa cúc, hoa lay ơn)
- Trầu cau
- Nhang, đèn nến
- Rượu, trà, nước lọc
- Bánh kẹo
Việc tổ chức lễ hội ngày rằm tháng Giêng phải đảm bảo yêu cầu gì theo Công văn 418/BVHTTDL-VHCS?
Tại Công văn 418/BVHTTDL-VHCS năm 2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nêu như sau:
Nhằm thực hiện có hiệu quả Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai một số nội dung sau:
1. Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về lễ hội theo phân cấp về thẩm quyền; thực hiện nghiêm nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Chỉ đạo Ban tổ chức lễ hội tại các địa phương thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ; Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL ngày 03 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tổ chức lễ hội bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương; không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của Nhân dân, xã hội và Nhà nước; rà soát khu vực dịch vụ bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn sông nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh công cộng.
3. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, Nhân dân và khách du lịch, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên phải thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về tổ chức và tham dự lễ hội; vận động Nhân dân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ.
...
Theo đó, các địa phương khi tổ chức lễ hội trong ngày rằm tháng Giêng cần đảm bảo:
- Tổ chức lễ hội bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.
- Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của Nhân dân, xã hội và Nhà nước.
- Rà soát khu vực dịch vụ bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn sông nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh công cộng.