Hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày, soạn thảo văn bản trong hệ thống Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trong hệ thống Tòa án nhân dân
Căn cứ Điều 10 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 có quy định về hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trong hệ thống Tòa án nhân dân như sau:
1. Đối với văn bản quy phạm pháp luật: Thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .
2. Đối với văn bản hành chính: Thực hiện theo Quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
3. Đối với văn bản chuyên ngành: Thực hiện theo các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính; mẫu văn bản ban hành theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP , Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP và Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ về công tác văn thư
4. Đối với văn bản của tổ chức Đảng: Thực hiện theo Hướng dẫn số 36-HD/VPTW ngày 03/4/2018 của Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của đảng.
5. Đối với văn bản của tổ chức Đoàn Thanh niên: Thực hiện theo Hướng dẫn số 29-HD/TWĐTN-VP ngày 29/10/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
6. Đối với văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài hình thành trong hoạt động đối ngoại quốc tế của Tòa án nhân dân: Thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật và theo thông lệ quốc tế.
Quy định về soạn thảo văn bản trong hệ thống Tòa án nhân dân
Căn cứ Điều 11 Quy chế này viêc soạn thảo văn bản trong hệ thống Tòa án nhân dân được quy định như sau:
1. Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật số 63/2020/QH14 ngày 18/6/2020 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 (Luật 66/2020/QH14) và Nghị định Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Việc soạn thảo văn bản hành chính và văn bản khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ về công tác văn thư, bao gồm:
a) Căn cứ vào tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, Chánh án hoặc Thủ trưởng đơn vị giao cho đơn vị, cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo văn bản.
b) Đơn vị hoặc cá nhân được giao soạn thảo văn bản có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Xác định tên loại, nội dung và độ mật, độ khẩn, nơi nhận văn bản cần soạn thảo.
- Thu thập, xử lý thông tin có liên quan.
- Bản thảo phải được trình bày theo đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
- Soạn thảo văn bản.
- Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với Chánh án hoặc Thủ trưởng đơn vị việc tham khảo ý kiến của các đơn vị, cá nhân có liên quan; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo.
- Trình duyệt dự thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan, có ý kiến đề xuất của công chức, đơn vị soạn thảo và ý kiến xử lý của Lãnh đạo cơ quan (hoặc Thủ trưởng đơn vị ghi rõ trong phiếu trình).
c) Căn cứ vào nơi nhận, người soạn thảo văn bản dự kiến số lượng văn bản cần nhân bản để người ký văn bản quyết định.
Trân trọng!