Danh sách các trường đào tạo hệ song bằng mới nhất 2024?
Nội dung chính
Danh sách các trường đào tạo hệ song bằng mới nhất 2024?
Anh/chị có thể tham khảo một số trường đào tạo hệ song bằng sau đây:
- Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL).
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU).
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Trường Đại học Kinh tế - Tài chính.
- Trường Đại học Hoa Sen.
Lưu ý: Danh sách trên chỉ mang tính chất tham khảo
Phương thức đào tạo nào cho phép sinh viên học song bằng?
Tại khoản 1 Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về học cùng lúc hai chương trình như sau:
Học cùng lúc hai chương trình
1. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
a) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
b) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.
4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết quả của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.
5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.
6. Cơ sở đào tạo chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo; đồng thời có quy định chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học và cấp bằng tốt nghiệp chương trình thứ hai.
Như vậy, đối với hình thức đào tạo hệ song bằng đại học thì chỉ được áp dụng với các trường có phương thức đào tạo theo tín chỉ.
Danh sách các trường đào tạo hệ song bằng mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Để đăng ký hệ song bằng sinh viên cần đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên đăng ký hệ song bằng đại học cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Sinh viên đang học đại học theo phương thức đào tạo bằng tín chỉ.
- Sinh viên đăng ký học hệ song bằng khi được nhà trường cho phép và đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
+ Sinh viên được đăng ký học song bằng khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất.
+ Tại thời điểm đăng ký, học lực xếp loại khá trở lên tính theo điểm trung bình tích lũy và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ 2 trong năm tuyển sinh hoặc tại thời điểm đăng ký, học lực xếp loại trung bình tính theo điểm trung bình tích lũy và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
- Trong quá trình học hệ song bằng, sinh viên có thể bị dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo nếu như điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập.