11:16 - 18/12/2024

Cục An ninh chính trị nội bộ là gì? Cục An ninh chính trị nội bộ trong bảo vệ bí mật nhà nước có trách nhiệm ra sao?

Cục An ninh chính trị nội bộ là gì? Cục An ninh chính trị nội bộ trong bảo vệ bí mật nhà nước có trách nhiệm ra sao?

Nội dung chính


    Cục An ninh chính trị nội bộ là gì? Cục An ninh chính trị nội bộ trong bảo vệ bí mật nhà nước có trách nhiệm ra sao?

    Ngày 10/5/1958, Vụ Bảo vệ cơ quan được thành lập, trở thành đơn vị tiền thân của Cục An ninh chính trị nội bộ - Tổng cục An ninh.

    A03 là tên viết tắt của Cục An ninh chính trị nội bộ trực thuộc Bộ Công an.

    Hiện nay, trách nhiệm của A03 Cục An ninh Chính trị nội bộ trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước được quy định tại Điều 15 Thông tư 104/2021/TT-BCA như sau:

    (1) Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước;

    (2) Tổng hợp ý kiến Công an các đơn vị, địa phương đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

    (3) Tham mưu lãnh đạo Bộ Công an xây dựng quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân;

    (4) Sơ kết 6 tháng công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân; sơ kết một năm và tổng kết năm năm một lần công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi toàn quốc;

    (5) Chủ trì, phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục Viễn thông và cơ yếu và các đơn vị khác có liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, địa phương và Công an các đơn vị, địa phương.

    Bên cạnh đó, tại cơ quan Bộ Công an, Cục An ninh chính trị nội bộ có trách nhiệm phân công cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 104/2021/TT-BCA.

    Cục An ninh chính trị nội bộ là gì? Cục An ninh chính trị nội bộ trong bảo vệ bí mật nhà nước có trách nhiệm ra sao?

    Cục An ninh chính trị nội bộ là gì? Cục An ninh chính trị nội bộ trong bảo vệ bí mật nhà nước có trách nhiệm ra sao? (Hình ảnh Internet)

    Trình tự khi cần giải mật bí mật nhà nước để bảo vệ lợi ích quốc gia, đơn vị Công an nhân dân như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp cần giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập, hợp tác quốc tế.

    Trong trường hợp này, các đơn vị Công an nhân dân phải tiến hành giải mật theo trình tự, thủ tục sau:

    (1) Người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân xác định bí mật nhà nước thành lập Hội đồng giải mật;

    (2) Hội đồng giải mật bao gồm đại diện lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân xác định bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà nước cần giải mật;

    (3) Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước ban hành quyết định giải mật;

    (4) Trường hợp giải mật một phần thì nội dung giải mật được đưa vào quyết định giải mật và chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải mật, đơn vị tiến hành giải mật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết để thực hiện đóng dấu “Giải mật” hoặc có văn bản xác định việc giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do mình quản lý;

    (5) Trường hợp giải mật toàn bộ bí mật nhà nước thì sau khi quyết định giải mật phải được đóng dấu “Giải mật” hoặc có văn bản xác định việc giải mật và chậm nhất 15 ngày kể từ ngày quyết định giải mật bí mật nhà nước, đơn vị Công an nhân dân tiến hành giải mật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết để đóng dấu “Giải mật” hoặc có văn bản xác định việc giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý;

    (6) Hồ sơ giải mật phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng giải mật, bí mật nhà nước đề nghị giải mật, biên bản họp Hội đồng giải mật, quyết định giải mật và tài liệu khác có liên quan.

    Chế độ thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định về chế độ thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước như sau:

    - Định kỳ sáu tháng, một năm, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo công tác bảo vệ bí mật nhà nước gửi về Bộ (qua Cục An ninh chính trị nội bộ).

    - Năm năm một lần, Công an các đơn vị, địa phương tổng kết tình hình, công tác bảo vệ bí mật nhà nước và gửi báo cáo về Bộ (qua Cục An ninh chính trị nội bộ).

    - Báo cáo đột xuất được thực hiện ngay sau khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước hoặc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ, Cục An ninh chính trị nội bộ và gửi về Bộ (qua Cục An ninh chính trị nội bộ).

    - Nội dung báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước

    + Phân tích, đánh giá tình hình liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

    + Kết quả thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước; ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện;

    + Tình hình, số liệu các vụ lộ, mất bí mật nhà nước; nguyên nhân và việc xử lý, khắc phục hậu quả;

    + Dự báo tình hình; dự kiến công tác trọng tâm bảo vệ bí mật nhà nước và đề xuất, kiến nghị.

    34
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ