Cấu tạo điển hình hệ thống neo giữ cáp chủ trong thiết kế, thi công cầu treo dân sinh được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Cấu tạo điển hình hệ thống neo giữ cáp chủ trong thiết kế, thi công cầu treo dân sinh được quy định như thế nào?
Cấu tạo điển hình hệ thống neo giữ cáp chủ trong thiết kế, thi công cầu treo dân sinh quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 11/2014/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thụ cầu treo dân sinh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:
Neo dây cáp chủ vào đất bằng mố neo. Mố neo là công trình khối lớn bằng BTCT và đá có trọng lượng đủ nặng, chịu lực ngang và lực nhổ bật từ cáp chủ truyền đến và có cấu tạo tương đối đa dạng.
Hệ neo gồm có hai bộ phận là hố thế và mấu neo, cụ thể:
- Hố thế: dùng trọng lượng bằng bê tông cốt thép và đá xây để neo giữ cáp chủ. Khi tính toán có xét đến áp lực đất bị động trước hố thế và ma sát đáy móng hố thế và đất. Tuỳ theo điều kiện đầm lèn và điều kiện địa chất đáy móng mà lấy trị số áp lực chủ động và hệ số ma sát khác nhau. Nếu hố thế nằm trong nước thì phải xét áp lực đẩy nổi của nước.
- Mấu neo: Mấu neo của hố thế trọng lực thường cấu tạo từ thép tròn, đường kính 30¸50mm và thép hình, được neo giữ trong bê tông.
Phải tạo điều kiện dễ dàng kiểm tra phần mấu neo ngoài bê tông khi không gian quá chật hẹp, tránh tình trạng vị trí này thường có độ ẩm cao gây gỉ nghiêm trọng các mấu neo.