10:54 - 20/09/2024

Cần thời gian thực hành bao lâu để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đa khoa cho bác sĩ y khoa?

Cho tôi hỏi bác sĩ y khoa cần thời gian thực hành bao lâu để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đa khoa?

Nội dung chính


    Bác sĩ y khoa cần thời gian thực hành bao lâu để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đa khoa?

    Căn cứ Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BYT quy định khung nội dung, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh:

    Khung nội dung, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh

    1. Nội dung thực hành khám bệnh, chữa bệnh dựa trên cơ sở chuẩn năng lực của bác sỹ đa khoa đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 1854/QĐ-BYT ngày 18 tháng 05 năm 2015; các kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo tại các trường chuyên ngành y cho bác sỹ đa khoa, bác sỹ y khoa và dựa trên phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sỹ đa khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 35/2019/TT-BYT.

    2. Tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng được phân bổ theo từng chuyên khoa như sau:

    a) Thời gian thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng;

    b) Thời gian thực hành chuyên khoa Ngoại: 3 tháng;

    c) Thời gian thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa: 3 tháng;

    d) Thời gian thực hành chuyên khoa Nhi: 4 tháng;

    đ) Thời gian thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác theo Thông tư số 35/2019/TT-BYT): 3 tháng.

    3. Trong quá trình thực hành kỹ thuật chuyên môn, người thực hành được tập huấn các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với tổng thời lượng là 20 buổi (mỗi buổi 4 tiết). Thời gian tập huấn này được tính vào tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng quy định tại khoản 2 Điều này.

    Như vậy, bác sĩ y khoa có tổng thời gian thực hành khám chữa bệnh là 18 tháng và được phân bổ theo từng chuyên khoa. Cụ thể như sau:

    - Thời gian thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng;

    - Thời gian thực hành chuyên khoa Ngoại: 3 tháng;

    - Thời gian thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa: 3 tháng;

    - Thời gian thực hành chuyên khoa Nhi: 4 tháng;

    - Thời gian thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác: 3 tháng;

    Bác sĩ y khoa cần thời gian thực hành bao lâu để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đa khoa? (Hình từ Internet)

    Nghề nghiệp bác sĩ được phân loại các nhóm chức danh nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ:

    Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ

    1. Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:

    a) Bác sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.01.01

    b) Bác sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.01.02

    c) Bác sĩ (hạng III) Mã số: V.08.01.03

    ...

    Như vậy, nghề nghiệp bác sĩ được phân loại thành các nhóm chức danh sau:

    - Bác sĩ cao cấp (hạng 1) Mã số: V.08.01.01

    - Bác sĩ chính (hạng 2) Mã số: V.08.01.02

    - Bác sĩ (hạng 3) Mã số: V.08.01.03

    Nghề nghiệp bác sĩ cần có trình độ đào tạo như thế nào?

    Bác sĩ cao cấp (hạng 1) Mã số: V.08.01.01 quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BYT cần có trình độ đào tạo như sau:

    - Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2 hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp 2 hoặc tiến sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt.

    - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).

    Bác sĩ chính (hạng 2) Mã số: V.08.01.02 quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BYT cần có trình độ đào tạo như sau:

    - Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ trở lên ngành Răng - Hàm - Mặt.

    - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).

    Bác sĩ (hạng 3) Mã số: V.08.01.03 quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BYT cần có trình độ đào tạo như sau:

    - Tốt nghiệp bác sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành Y học dự phòng); bác sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt.

    - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).

    2