11:01 - 02/10/2024

Các tiêu chí nào được xem là năng lực và phẩm chất cần có đối với cán bộ tiếp công dân?

Các cơ chế nào được thiết lập để thu thập ý kiến phản hồi từ công dân về công tác tiếp công dân? Các tiêu chí nào được xem là năng lực và phẩm chất cần có đối với cán bộ tiếp công dân?

Nội dung chính

    Điều kiện bảo đảm đối với công tác tiếp công dân được quy định như thế nào?

    Điều kiện bảo đảm đối với công tác tiếp công dân được quy định tại Điều 18 Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân như sau: 

    - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất, có trách nhiệm làm công tác tiếp công dân theo yêu cầu thực tế; bố trí trụ sở, địa điểm thuận lợi để tiếp công dân, bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ công tác tiếp công dân; thực hiện đúng chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người tiếp công dân.

    - Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    - Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để kết nối trên phạm vi cả nước.

    Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong phạm vi cơ quan, địa phương để kết nối với cơ sở dữ liệu của Thanh tra Chính phủ.

    - Bộ Công an, công an các cấp có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân các cấp.

    2