Biện pháp tư pháp là gì?
Nội dung chính
Căn cứ pháp lý: Bộ luật hình sự 1999
Biện pháp tư pháp là Biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong luật hình sự và do tòa án áp dụng, bổ sung cho hệ thống hình phạt với mục đích thay thế hoặc hỗ trợ hình phạt.
Các biện pháp tư pháp gồm có: tịch thu vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, hoặc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh.
Biện pháp thứ nhất: Tòa án có thể quyết định tịch thu sung công quỹ nhà nước:
a) những vật, tiền bạc của người phạm tội đã được dùng vào việc thực hiện tội phạm;
b) những vật, tiền bạc của người khác nếu người này có lỗi để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm;
c) những vật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;
d) những vật, tiền bạc thuộc loại nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành.
Biện pháp thứ hai: Người phạm tội phải trả lại những vật, tiền bạc đã chiếm đoạt do người sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường các thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra, trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại về tinh thần, toà án có thể bắt buộc người phạm tội công khai xin lỗi người bị hại.