Bài cúng Rằm tháng Giêng 2025 tại nhà và tại chùa đầy đủ, chuẩn nhất
Nội dung chính
Lễ cúng Rằm tháng Giêng được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch hàng năm, mang ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đây là dịp để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, thần linh và cầu mong một năm bình an, may mắn.
Ngoài việc chuẩn bị lễ vật đầy đủ, việc chọn lựa bài văn khấn phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong nghi lễ. Dưới đây là hai bài văn khấn Rằm tháng Giêng 2024 tại nhà và tại chùa mà bạn có thể tham khảo.
Bài cúng Rằm tháng Giêng 2025 tại nhà
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại. Tín chủ (chúng) con là: ........... Ngụ tại:.......... Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ........ nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy) |
Bài cúng Rằm tháng Giêng 2025 tại nhà và tại chùa đầy đủ, chuẩn nhất (Hình từ Internet)
Văn khấn Rằm tháng Giêng năm 2025 tại chùa
Dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy, cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp) Nguyện mây hương lành này, Biến khắp mười phương giới, Trong có vô biên Phật, Vô lượng hương trang nghiêm, Viên mãn đạo Bồ Tát, Thành tựu hương Như Lai. (1 lạy, và cắm hương vào bát hương) Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (1 lạy) (Thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật) Phật thân rực rỡ tựa kim san Thanh tịnh không gì thể sánh ngang Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương. Phật đức bao la như đại dương Bảo châu tàng chứa đủ bên trong Trí tuệ vô biên vô lượng đức Đại định uy linh giác vẹn toàn. Phật tại Chân Như pháp giới tàng Không sắc không hình chẳng bụi mang Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan. Án phạ nhật ra hồng. (3 lần) Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy) Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (1 lạy) Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy) Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy) (Quỳ đọc) Chí tâm sám hối: Xưa kia gây nên bao ác nghiệp Đều vì ba độc: tham, sân, si |
Rằm tháng giêng có được đốt pháo nổ không?
Tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
...
Căn cứ vào quy định nêu trên, người dân không được phép đốt pháo nổ vào ngày Rằm tháng Giêng. Nếu thực hiện hành vi đốt pháo nổ vào ngày Rằm tháng Giêng sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại điểm i khoản 3 và điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).