14:01 - 13/11/2024

Án phí và cách tính tạm ứng án phí được quy định như thế nào

Án phí và cách tính tạm ứng án phí được quy định như thế nào

Nội dung chính

    Án phí và cách tính tạm ứng án phí được quy định như thế nào

    Án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp ngân sách nhà nước khi vụ án dân sự được tòa án giải quyết.

    Các đương sự phải chịu mức án phí theo quy định của pháp luật đối với từng loại vụ việc, trên cơ sở lợi ích và mức độ lỗi của họ trong quan hệ pháp luật Tòa án giải quyết.

    Án phí dân sự gồm: Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch, không có giá ngạch, án phí dân sự phúc thẩm.

    1. Mức án phí dân sự sơ thẩm

    1.1. Mức án phí dân sự đối với vụ án dân sự không có mức giá ngạch

    Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể. Trong đó:

    – Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch : Mức án phí 200.000 VNĐ

    – Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại không có giá ngạch : Mức án phí 200.000 VNĐ

    1.2. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

    a) Giá trị tranh chấp từ 4.000.000 VNĐ trở xuống

    Mức án phí : 200.000 đồng

    b) Giá trị tranh chấp từ 4.000.000 VNĐ đến 400.000.000 VNĐ 

    Mức án phi : 5% giá trị tài sản tranh chấp

    c) Giá trị tranh chấp từ 400.000.000 VNĐ đến 800.000.000 VNĐ 

    Mức án phí : 20.000.000 VNĐ + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 VNĐ

    ví dụ : giá trị tranh chấp là : 500.000.000 VNĐ thì mức án phí sẽ là : 20.000.000 + 4% (500.000.000 – 400.000.000) = 24.000.000 VNĐ

    d) Giá trị tranh chấp từ 800.000.000 VNĐ đến 2.000.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 36.000.000 VNĐ + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 VNĐ

    e) Giá trị tranh chấp từ 2.000.000.000 VNĐ đến 4.000.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 72.000.000 VNĐ + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 VNĐ

    f) Giá trị tranh chấp từ trên 4.000.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 112.000.000 + 0.1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 VNĐ

    1.3. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại có giá ngạch:

    a) Giá trị tranh chấp dưới 40.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 2.000.000 VNĐ

    b) Giá trị tranh chấp từ 40.000.000 VNĐ đến 400.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 5% của giá trị tranh chấp

    c) Giá trị tranh chấp từ 400.000.000 VNĐ đến 800.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 20.000.000 VNĐ + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 VNĐ

    d) Giá trị tranh chấp từ 800.000.000 VNĐ đến 2.000.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 36.000.000 VNĐ + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 VNĐ

    e) Giá trị tranh chấp từ 2.000.000.000 VNĐ đến 4.000.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 72.000.000 + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 VNĐ

    f) Giá trị tranh chấp trên 4.000.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 112.000.000 VNĐ + 0.1% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 VNĐ

    1.4. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp lao động có giá ngạch:

    a) Giá trị tranh chấp dưới 4.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 200.000 VNĐ

    b) Giá trị tranh chấp từ 4.000.000 VNĐ đến 400.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 3% của giá trị tranh chấp, nhưng không dưới 200.000 VNĐ

    c) Giá trị tranh chấp từ 400.000.000 VNĐ đến 2.000.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 12.000.000 VNĐ + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 VNĐ

    d) Giá trị tranh chấp trên 2.000.000.000 VNĐ

    Mức án phí : 44.000.000 VNĐ + 0.1% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 VNĐ

    2.  Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, thời hạn, nghĩa vụ phải chịu án phí sơ thẩm

    Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm

    Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự.

    – Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người.

    – Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền TƯAP theo yêu cầu riêng của mỗi người.

    Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí 

     Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phải thi hành.

     Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm

     – Đương sự phải chịu án phí đối với yêu cầu của họ không được Toà chấp nhận.

     – Nguyên đơn, bị đơn phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận.

     – Bị đơn phải chịu án phí tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Toà án chấp nhận.

    3. Mức án phí phúc thẩm, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, thời hạn, nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm

       Mức án phí phúc thẩm là: 200.000 đồng

        Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí 

    – Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.

    – Mức tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

    Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí  

    Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền TƯAP phúc thẩm và nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

     Nghĩa vụ chịu án phí

     – Đương sự kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.

    – Trường hợp Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Toà án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm.

    – Trường hợp Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.

    – Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí phúc thẩm, nếu rút kháng cáo tại phiên toà phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí phúc thẩm.

    – Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà phúc thẩm hoặc tại phiên toà phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự phải chịu án phí sơ thẩm và 50% án phí phúc thẩm.

    13