08 mức chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước để lập quy hoạch bao gồm những chi phí nào?
Nội dung chính
Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước để lập quy hoạch?
Ngày 29/5/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 32/2023/TT-BTC hướng dẫn việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước, bao gồm cả nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt công bố, điều chỉnh quy hoạch.
(1) Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư 32/2023/TT-BTC sẽ điều chỉnh đối với các nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và các nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành.
Tuy nhiên sẽ không điều chỉnh đối với việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí của:
- Nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công.
- Các khoản hỗ trợ mà nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ đã có thỏa thuận khác về nội dung và mức chi thì thực hiện theo văn bản thỏa thuận và quy định pháp luật có liên quan.
(2) Đối tượng áp dụng hướng dẫn sử dụng kinh phí chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước để lập quy hoạch, bao gồm:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ lập, thẩm định, quyết định, hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch;
- Tổ chức, cả nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ.
Thông tư 32/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/7/2023.
08 mức chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước để lập quy hoạch bao gồm những chi phí nào? (Hình từ Internet)
08 mức chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước để lập quy hoạch bao gồm những chi phí nào?
Tại Điều 6 Thông tư 32/2023/TT-BTC có quy định 08 mức chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước để lập quy hoạch như sau:
Một số mức chi cụ thể
Việc sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước, bao gồm cả nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, cho nhiệm vụ lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt công bố, điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo chế độ, định mức chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Thông tư này hướng dẫn thêm một số mức chi cụ thể như sau:
a) Chi công tác phí, hội nghị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;
b) Chi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 06/2023/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2018/TT-BTC;
c) Chi điều tra, khảo sát, thống kê: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia và Thông tư số 37/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 3 và Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC;
d) Chi nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động quy hoạch: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
e) Chi kiểm tra, giám sát và đánh giá: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BTC ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
g) Chi thuê chuyên gia trong nước: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước.
h) Chi ứng dụng công nghệ thông tin: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
i) Các nội dung, hoạt động, định mức chi khác theo các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Như vậy, mức chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước để lập quy hoạch bao gồm 08 chi phí sau:
(1) Chi công tác phí, hội nghị;
(2) Chi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực;
(3) Chi điều tra, khảo sát, thống kê;
(4) Chi nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động quy hoạch;
(5) Chi kiểm tra, giám sát và đánh giá;
(6) Chi thuê chuyên gia trong nước;
(7) Chi ứng dụng công nghệ thông tin;
(8) Các nội dung, hoạt động, định mức chi khác theo các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Nguồn kinh phí thực hiện chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước để lập quy hoạch được quy định như thế nào?
Tại Điều 2 Thông tư 32/2023/TT-BTC có quy định nguồn kinh phí thực hiện như sau:
- Nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước, bao gồm:
+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch của các Bộ, cơ quan trung ương do ngân sách trung ương bảo đảm.
+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch của các địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm.
- Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho chi thường xuyên ngân sách nhà nước để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2023/TT-BTC.
Trân trọng!