16:34 - 01/07/2025

Top 10 phường xã TPHCM có giá đất mặt tiền cao nhất sau sáp nhập xã phường từ 1/7/2025

Top 10 phường xã TPHCM có giá đất mặt tiền cao nhất sau sáp nhập xã phường từ 1/7/2025? Phường Gia Định hình thành sau khi sáp nhập các phường nào?

Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh

Xem thêm nhà đất tại Hồ Chí Minh

Nội dung chính

    Top 10 phường xã TPHCM có giá đất mặt tiền cao nhất sau sáp nhập ngày 1/7/2025

    Ngày 18/04/2025, Hội đồng nhân dân Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2025 về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 18/04/2025.

    Dưới đây là thông tin hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nhanh các phường xã mới tại TP.HCM sau sáp nhập như sau:

    Bước 1:

    Truy cập vào đường link TRA CỨU NHANH 168 PHƯỜNG, XÃ, ĐẶC KHU TP.HCM MỚI: https://htv.com.vn/chuong-trinh/tra-cuu-nhanh-168-phuong-xa-dac-khu-tphcm-moi-4815.htm

    Bước 2:

    Nhập đầy đủ thông tin địa chỉ mà mình cần tra cứu về:

    - Tỉnh/Thành phố cũ:.....

    - Quận/Huyện cũ:.....

    - Phường xã cũ:.....

    Ví dụ:

    - Tỉnh/Thành phố cũ: TP.HCM

    - Quận/Huyện cũ: Quận Gò Vấp

    - Phường xã cũ: Phường 8

    Bước 3:

    Sau khi đã chọn đầy đủ thông tin về địa chỉ cần tra cứu thì nhấn vào nút "Tìm kiếm" ngoài cùng bên phải để tra cứu nhanh thông tin.

    Bước 4:

    Sau khi đã tìm kiếm, trang web sẽ hiển thị kết quả về phường xã mới TP.HCM sau sáp nhập nằm bên dưới phần thông tin đã điền.

    Top 10 phường xã TPHCM có giá đất mặt tiền cao nhất sau sáp nhập ngày 1/7/2025:

    1. Sài Gòn: 896-1114 triệu/m²

    2. Bến Thành: 743-931 triệu/m²

    3. Cầu Ông Lãnh: 544-670 triệu/m²

    4. Xuân Hòa: 493-605 triệu/m²

    5. Tân Định: 436-535 triệu/m²

    6. Bàn Cờ: 433-527 triệu/m²

    7. Chợ Quán: 409-510 triệu/m²

    8. Nhiều Lộc: 380-471 triệu/m²

    9. An Đông: 352-438 triệu/m²

    10. Vườn Lài: 344-419 triệu/m²

    Lưu ý: Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mức giá đất mặt tiền được đưa ra là giá trung bình theo các phường mới, không phải mức giá dao động từ thấp đến cao.

    >> Xem thêm một số tin mua bán nhà đất TPHCM: TẠI ĐÂY

    Top 10 phường xã TPHCM có giá đất mặt tiền cao nhất sau sáp nhập xã phường từ 1/7/2025 (Hình từ Internet)

    Phường Sài Gòn từ 1/7/2025 chính thức sáp nhập từ các phường nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 (có hiệu lực từ 1/7/2025) nêu rõ việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã TPHCM như sau:

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
    Trên cơ sở Đề án số 356/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
    1. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bến Nghé và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đa Kao, phường Nguyễn Thái Bình thành phường mới có tên gọi là phường Sài Gòn.
    [...]

    Như vậy, Phường Sài Gòn từ 1/7/2025 chính thức sáp nhập từ:

    Phường Sài Gòn = toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bến Nghé + một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đa Kao + một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Nguyễn Thái Bình.

    * Phường Sài Gòn được sáp nhập từ toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bến Nghé + một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đa Kao + một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Nguyễn Thái Bình của Quận 1 trước đây tại TPHCM (do kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 theo Nghị quyết 203/2025/QH15).

    Chức năng và nhiệm vụ của chính quyền địa phương của phường xã mới sau sáp nhập gồm những gì?

    Căn cứ theo tiết 1.5.2 tiểu mục 1.5 Mục 1 Chương V Phần thứ hai Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 có quy định về Chức năng và nhiệm vụ của chính quyền địa phương của phường xã mới tại TPHCM sau sáp nhập gồm những nội dung như sau:

    Chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu) thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn hiện đang được quy định cho chính quyền địa phương cấp xã và chính quyền địa phương cấp huyện.

    Theo đó, các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay được chuyển toàn bộ về cho chính quyền địa phương cấp xã thực hiện. Căn cứ quy mô, điều kiện, đặc điểm của từng cấp xã và năng lực quản lý mà chính quyền địa phương cấp xã được phân cấp, phân quyền nhiều hơn từ Trung ương và cấp tỉnh theo năng lực và yêu cầu quản lý (nhất là đối với các phường thuộc đô thị lớn, đặc khu Phú Quốc và các xã có quy mô lớn). Theo đó, chính quyền địa phương cấp xã có 07 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau đây:

    (1) Tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật và văn bản của cơ quan cấp trên ở địa bàn.

    (2) Quyết định về tài chính, ngân sách của cấp mình trên địa bàn cấp xã (trừ các nội dung thuộc thẩm quyền cấp tỉnh); được ban hành văn bản quy phạm pháp luật; được hỗ trợ nguồn tài chính, ngân sách từ Trung ương và cấp tỉnh để bảo đảm cho các hoạt động công ích.

    (3) Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, phát triển cộng đồng, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ.

    (4) Quản lý tài sản, cơ sở hạ tầng phục vụ người dân trên địa bàn; quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội; duy trì truyền thống văn hóa ở địa phương, quản lý các cơ sở văn hóa, thể thao và giải trí.

    (5) Cung ứng các dịch vụ công thiết yếu phục vụ người dân như cấp nước, xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trên địa bàn.

    (6) Giải quyết các thủ tục hành chính và cung ứng các dịch vụ công trực tiếp đến người dân trên địa bàn.

    (7) Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được chính quyền địa phương cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền.

    Lưu ý: Đối với chính quyền địa phương ở phường (đô thị) thì ngoài việc thực hiện 07 nhóm nhiệm vụ chung của chính quyền địa phương cấp xã nêu trên, còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng có của chính quyền đô thị. Đối với chính quyền địa phương ở đặc khu (hải đảo) thì ngoài việc thực hiện 07 nhóm nhiệm vụ chung của chính quyền địa phương cấp xã, còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng có của chính quyền địa phương đặc khu phù hợp với đặc thù của hải đảo.

    Trần Thị Thu Phương
    Từ khóa
    Đất mặt tiền Phường xã TpHCM Sau sáp nhập Đơn vị hành chính cấp xã Đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
    4