Tổng mức đầu tư Khu đô thị Đại học Nam Cao là bao nhiêu?
Nội dung chính
Tổng mức đầu tư Khu đô thị Đại học Nam Cao là bao nhiêu?
Vừa qua, Hà Nam đã chính thức bàn giao hơn 76 ha đất trong đợt 1 cho Công ty TNHH Khu đô thị mới Duy Tiên để triển khai dự án Khu đô thị Đại học Nam Cao.
Dự án khu đô thị Đại học Nam Cao có tổng diện tích quy hoạch lên tới 754 ha trải dài trên địa bàn thị xã Duy Tiên và TP. Phủ Lý với tổng mức đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng trong đó riêng phần xây dựng hệ thống trường đại học chiếm tới 9.110 tỷ đồng.
Khu đô thị Đại học Nam Cao được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực dự kiến có thể phục vụ từ 50.000 đến 80.000 sinh viên trong tương lai.
Như vậy, tổng mức đầu tư Khu đô thị Đại học Nam Cao là hơn 19.000 tỷ đồng. Với tầm vóc và quy mô lớn, khi hoàn thành khu đô thị Đại học Nam Cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực và tạo động lực cho phát triển kinh tế đô thị cho tỉnh Hà Nam.
Tổng mức đầu tư Khu đô thị Đại học Nam Cao là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị thiết kế đô thị ra sao?
Căn cứ tại Điều 34 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị thiết kế đô thị như sau:
(1) Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị là các quy định về chỉ tiêu sử dụng đất tại từng khu vực hoặc lô đất, các thông số kỹ thuật của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan trong khu vực lập quy hoạch đô thị.
(2) Trên cơ sở nội dung bản vẽ, thuyết minh của đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, các kiến nghị và giải pháp thực hiện quy hoạch, tổ chức tư vấn lập đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị có trách nhiệm lập Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị trình cơ quan phê duyệt quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị.
(3) Cơ quan phê duyệt quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị có trách nhiệm ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị.
Nguyên tắc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất xây dựng khu đô thị Đại học Nam Cao như thế nào?
Căn cứ tại Điều 60 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
(1) Việc lập quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tuân thủ nguyên tắc và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.
(2) Quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.
(3) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
(4) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện phải đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh.
(5) Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; quy hoạch sử dụng đất của cấp trên bảo đảm nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải xác định được nội dung sử dụng đất đến cấp xã; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
(6) Nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu sử dụng đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên.
(7) Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, độ che phủ rừng; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
(8) Bảo đảm tính liên tục, kế thừa, ổn định, đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; cân đối hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương, giữa các thế hệ; phù hợp với điều kiện, tiềm năng đất đai.
(9) Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp phải bảo đảm sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch.
(10) Quy hoạch sử dụng đất các cấp được lập đồng thời; quy hoạch sử dụng đất cấp cao hơn phải được quyết định, phê duyệt trước quy hoạch sử dụng đất cấp thấp hơn. Khi kết thúc thời kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thì các chỉ tiêu sử dụng đất chưa thực hiện hết được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
(11) Kế hoạch sử dụng đất được lập đồng thời với lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cùng cấp. Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng cấp huyện được lập đồng thời với lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.