Mở rộng quốc lộ 26B nối vào khu kinh tế Vân Phong
Mua bán nhà đất tại Khánh Hòa
Nội dung chính
Mở rộng quốc lộ 26B nối vào khu kinh tế Vân Phong
Dự án mở rộng đường quốc lộ 26B có chiều dài 14km với điểm bắt đầu là cao tốc Nha Trang Khánh Hòa nối với cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hòa đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
Theo như báo cáo, tuyến quốc lộ 26B sẽ được mở rộng từ 2 làn xe lên tới 6 làn xe, với bề rộng mặt đường khoảng 26 mét và tốc độ được thiết kế để chạy với vận tốc tối đa là 80km/h
Điểm bắt đầu của tuyến quốc lộ 26B nằm tại nút giao với cao tốc Khánh Hòa Buôn Ma Thuột. Điểm kết thúc của tuyến đường này nằm tại Quốc lộ 1 gần khu vực cảng Nam Vân Phong.
Tổng vốn đầu tư của dự án mở rộng quốc lộ 26B lên đến hơn 865 tỷ đồng, trong đó, chi phí để thực hiện bồi thường và tái định cư mất khoảng 227 tỷ đồng, chi phí xây dựng dự án chiếm 520 tỷ đồng và phần còn lại để sử dụng vào các chi phí khác.
Dự án mở rộng đường Quốc lộ 26B sẽ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và giao thông tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư và thời gian thi công được lên kế hoạch trong giai đoạn 2024 - 2025.
Dự án mở rộng Quốc lộ 26B đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống giao thông hạ tầng trên địa bàn tình Khánh Hòa, tăng cường sự kết nối giữa tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông với các cảng biển trọng điểm.
Ngoài ra, công trình còn giúp thúc đẩy sự phát triển khu kinh tế Vân Phong, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Mở rộng quốc lộ 26B nối vào khu kinh tế Vân Phong (Hình từ internet)
Tổng quan dự án Cao tốc Buôn Ma Thuột Nha Trang
| Thông tin chi tiết |
Tên dự án | Cao tốc Buôn Ma Thuột Nha Trang (đường cao tốc Khánh Hòa – Đắk Lắk)) |
Ký hiệu toàn tuyến | CT24 |
Điểm đầu | nút giao giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 26B (thuộc thị xã Ninh Hòa) |
Điểm cuối | điểm giao với đường Hồ Chí Minh, phía Đông TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) |
Chiều dài | dài 117 km với 32,7 km đi qua địa phận Khánh Hòa và 84 km đi qua địa phận Đắk Lắk |
Tổng vốn đầu tư | gần 22.000 tỷ đồng |
Thời gian thực hiện dự án | chính thức khởi công xây dựng vào ngày 18 tháng 6 năm 2023 và dự kiến hoàn thành vào năm 2027 |
Dự án thành phần | Gồm 3 dự án thành phần: - Dự án thành phần 1: Dài 32 km, từ Km 0+000 - Km 32+000, nằm trong địa phận tỉnh Khánh Hòa. Dự án có tổng mức đầu tư 5.632 tỷ đồng và do UBND tỉnh Khánh Hòa làm cơ quan chủ quản. - Dự án thành phần 2: Dài 37,5 km, từ Km 32+000 - Km 69+500, đi qua hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk. Dự án có tổng vốn đầu tư 9.818 tỷ đồng và do Bộ Giao thông - Vận tải quản lý. - Dự án thành phần 3: Dài 48,5 km, từ Km 69+500 - Km 117+866, thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk. Dự án có tổng mức đầu tư 6.485 tỷ đồng, do UBND tỉnh Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản. |
Thiết kế | Thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc ô tô, với vận tốc từ 80 - 100 km/h. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng tuyến đường với 4 làn xe hạn chế, nền đường rộng 17m |
Đất thực hiện dự án | khoảng 938,54 ha đất sẽ được sử dụng, bao gồm 133,46 ha đất trồng lúa 2 vụ, 202,64 ha đất nông nghiệp khác, 29,47 ha đất ở, 48,52 ha đất trồng cây lâu năm, 437,57 ha đất rừng sản xuất, 33,61 ha đất rừng phòng hộ, và 53,27 ha đất khác |
Khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc gì?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 51 Luật Đường bộ 2024 quy định về tạm dừng khai thác đường cao tốc
Điều 51. Tạm dừng khai thác đường cao tốc
4. Khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Người quản lý, sử dụng đường cao tốc phải khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông; điều chỉnh, bổ sung các công trình báo hiệu đường bộ và các công trình khác phục vụ bảo đảm giao thông; tham gia hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; phối hợp với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương trong việc tổ chức giao thông trên đường cao tốc; sửa chữa hư hỏng, khắc phục các tồn tại trên đường cao tốc để bảo đảm đưa đường cao tốc vào khai thác, sử dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế;
b) Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông;
c) Chính quyền địa phương phối hợp thực hiện bảo đảm giao thông khi cần điều tiết các phương tiện tham gia giao thông đường cao tốc sang đường do địa phương quản lý;
d) Công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, khi tạm dừng khai thác đường cao tốc phải thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Đối với người quản lý, sử dụng đường cao tốc:
Khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông để hạn chế ùn tắc giao thông, điều chỉnh, bổ sung các công trình phục vụ bảo đảm giao thông, hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông, phối hợp với CSGT và chính quyền trong việc tổ chức giao thông, sửa chữa hư hỏng, khắc phục tồn tại để bảo đảm đưa đường cao tốc vào khai thác.
- Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông
- Chính quyền địa phương phối hợp thực hiện bảo đảm giao thông khi cần điều tiết các phương tiện
- Công tác cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định