Hải Dương sau sáp nhập còn bao nhiêu xã, phường?
Nội dung chính
Hải Dương sau sáp nhập còn bao nhiêu xã, phường?
Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2025, tỉnh Hải Dương dự kiến giảm số lượng xã, phường, thị trấn nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý.
Cụ thể, sau khi sắp xếp, dự kiến toàn tỉnh sẽ còn 64 đơn vị hành chính cấp xã gồm 21 phường và 43 xã, giảm 143 đơn vị so với hiện tại. Trong số này, có 118 xã, thị trấn và 25 phường được đề xuất sáp nhập.
Trong trường hợp Trung ương đồng ý thành lập khu kinh tế chuyên biệt thành 1 đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Hải Dương đề xuất phương án thay thế, sắp xếp còn 62 đơn vị hành chính cấp xã gồm 21 phường và 41 xã.
Hiện tại, Hải Dương có tổng cộng 207 đơn vị hành chính cấp xã gồm 151 xã, 46 phường và 10 thị trấn, trực thuộc 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện.
Như vậy Hải Dương sau sáp nhập dự kiến còn còn 64 đơn vị hành chính cấp xã gồm 21 phường và 43 xã, trường hợp thành lập khu kinh tế chuyên biệt, sẽ đề xuất sắp xếp còn 62 đơn vị hành chính cấp xã gồm 21 phường và 41 xã.
Việc lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập xã, phường đang được triển khai.
Hải Dương sau sáp nhập còn bao nhiêu xã, phường? (Hình từ internet)
Tên gọi dự kiến của các xã, phường Hải Dương sau sáp nhập
Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025, các xã, phường Hải Dương chủ yếu được đặt tên theo tên đơn vị hành chính cấp huyện cũ, kèm theo số thứ tự.
TP Hải Dương sẽ sáp nhập 24 xã, phường hiện có cùng 2 xã, 1 thị trấn từ huyện Cẩm Giàng thành 9 phường mới từ Hải Dương 1 đến Hải Dương 9.
TP Chí Linh sắp xếp 19 xã, phường thành 6 phường mới mang tên Chí Linh 1 đến Chí Linh 6.
TX Kinh Môn sẽ tổ chức lại 22 xã, phường thành 6 phường từ Kinh Môn 1 đến Kinh Môn 6 và 1 xã mới là Kinh Môn 7.
Tại các huyện, phương án sắp xếp và tên gọi mới như sau:
Nam Sách gồm 15 xã, thị trấn nhập thành 5 xã mới, từ Nam Sách 1 đến Nam Sách 5.
Cẩm Giàng gồm 3 đơn vị sáp nhập vào TP Hải Dương; 12 xã, thị trấn còn lại chia thành 4 xã từ Cẩm Giàng 1 đến Cẩm Giàng 4.
Bình Giang gồm 15 đơn vị nhập thành 5 xã mới, trong đó một phần nhập về Thanh Miện 4.
Gia Lộc gồm 14 xã, thị trấn gộp thành 4 xã từ Gia Lộc 1 đến Gia Lộc 4.
Tứ Kỳ gồm 20 đơn vị sáp nhập thành 6 xã mới từ Tứ Kỳ 1 đến Tứ Kỳ 6.
Ninh Giang gồm 16 đơn vị gộp thành 5 xã từ Ninh Giang 1 đến Ninh Giang 5.
Thanh Miện gồm 17 xã, thị trấn sáp nhập thành 5 xã mới từ Thanh Miện 1 đến Thanh Miện 5.
Kim Thành gồm 14 đơn vị hợp nhất thành 4 xã từ Kim Thành 1 đến Kim Thành 4.
Thanh Hà gồm 16 xã, thị trấn sắp xếp thành 5 xã từ Thanh Hà 1 đến Thanh Hà 5.
Trường hợp Trung ương cho phép thành lập khu kinh tế chuyên biệt, số đơn vị hành chính cấp xã toàn tỉnh sẽ giảm còn 62, gồm 21 phường và 41 xã.
Tra cứu bảng giá đất tỉnh Hải Dương năm 2025
Hải Dương nằm trên trục hành lang kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đang trở thành điểm sáng đầu tư nhờ vị trí chiến lược và hạ tầng giao thông đồng bộ.
Các tuyến quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường sắt kết nối với Hải Phòng – Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi để kết nối vùng, phát triển kinh tế và bất động sản.
Hải Dương còn nổi bật với công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Các khu công nghiệp như Đại An, Lai Vu, Nam Sách thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước, kéo theo nhu cầu lớn về bất động sản thương mại và nhà ở cho chuyên gia, công nhân.
Theo Nghị quyết 24/2019/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 được sửa đổi bởi Nghị quyết 14/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021, giá đất dao động từ 4.000 đồng/m² đến 76.000.000 đồng/m² với giá trung bình đạt khoảng 6.070.830 đồng/m².
Các tuyến đường lớn, khu trung tâm hành chính tại TP Hải Dương ghi nhận mức giá cao nhất.
Tra cứu bảng giá đất tỉnh Hải Dương năm 2025: TẠI ĐÂY |