Cao tốc TP HCM – Mộc Bài dự kiến khởi công khi nào? Đất công trình giao thông tại TP HCM thuộc nhóm đất nào?
Nội dung chính
Cao tốc TP HCM – Mộc Bài dự kiến khởi công khi nào?
Dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài do TP.HCM làm chủ đầu tư. Đây là tuyến đường quan trọng góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dự án đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài có tổng chiều dài 51km. Giai đoạn 1, dự án được đầu tư quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h, tổng mức đầu tư hơn 19.600 tỷ đồng (vốn nhà nước gần 9.700 tỷ đồng, hơn 49%).
Cao tốc TPHCM - Mộc Bài đang được đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong tháng 6 tới đây.
Theo kế hoạch, dự án sẽ được ký kết hợp đồng BOT trong tháng 9/2025, khởi công trong tháng 1/2026 và hoàn thành đưa vào khai thác cuối năm 2027.
Dự kiến, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ban hành quyết định thu hồi đất và chi trả kinh phí sẽ hoàn tất trong tháng 6 năm 2025. Công tác bàn giao mặt bằng sẽ bắt đầu từ tháng 7-2025 và hoàn thành toàn bộ trong tháng 12-2025.
Như vậy, cao tốc TP HCM – Mộc Bài dự kiến khởi công trong tháng 1/2026.
Cao tốc TP HCM – Mộc Bài dự kiến khởi công khi nào? Đất công trình giao thông tại TP HCM thuộc nhóm đất nào? (Hình từ internet)
Đường cao tốc là đường gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ sau:
3.1 Đường cao tốc (Expressway)
Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
3.2 Cấp đường cao tốc (Classification of expressway)
Theo tốc độ tính toán, đường cao tốc được phân làm 4 cấp:
- cấp 60 có tốc độ tính toán là 60 km/h;
- cấp 80 có tốc độ tính toán là 80 km/h;
- cấp 100 có tốc độ tính toán là 100 km/h;
- cấp 120 có tốc độ tính toán là 120 km/h.
Trong đó, cấp 60 và 80 áp dụng ở địa hình khó khăn vùng núi, đồi cao và ở những vùng có hạn chế khác; cấp 100 và 120 cho vùng đồng bằng.
[...]
Như vậy, theo quy định trên thì khái niệm đường cao tốc như sau: đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
Đất công trình giao thông tại TP HCM thuộc nhóm đất nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024:
Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
Bên cạnh đó, căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:
Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
a) Đất công trình giao thông là đất xây dựng các công trình về giao thông, gồm đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn (kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người), điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô, bãi đỗ xe; bến phà, bến xe, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ; các loại hình đường sắt, nhà ga đường sắt; đường tàu điện; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải; cảng hàng không, kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo; cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không; các kết cấu khác phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải và các công trình, hạng mục công trình khác theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;
[...]
Đất công trình giao thông tại TP HCM thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024. Đây là loại đất được sử dụng vào mục đích công cộng, cụ thể để xây dựng các công trình phục vụ giao thông.
Căn cứ vào điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, đất công trình giao thông bao gồm các công trình như: đường ô tô cao tốc, đường trong đô thị, đường nông thôn (bao gồm cả đường tránh, đường cứu nạn), điểm dừng xe, bến xe, bãi đỗ xe, cầu, hầm giao thông, cảng hàng không, nhà ga đường sắt, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ, cảng cá, cảng cạn, và các công trình khác liên quan đến hoạt động giao thông vận tải. Ngoài ra, đất này cũng có thể bao gồm hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông nếu việc thu hồi đất là cần thiết để đảm bảo lưu không.
Như vậy, đất công trình giao thông không chỉ phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển mà còn là yếu tố hạ tầng quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.