Tổng mức đầu tư của dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ

Tổng mức đầu tư của dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ bao nhiêu? Tổ chức quản lý và thực hiện dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ như thế nào?

Nội dung chính

    Tổng mức đầu tư của dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ

    Vào đầu tháng 10/2024, UBND TP.HCM đã chính thức phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ. Đây là một trong những bước quan trọng để triển khai dự án khu đô thị du lịch lấn biển có quy mô lớn tại khu vực này.

    Dự án được đề xuất với quy mô dân số tối đa lên đến 228.560 người và dự kiến sẽ thu hút khoảng 8,887 triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Khu vực quy hoạch nằm tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM.

    Đặc biệt, dự án đã được điều chỉnh quy mô đầu tư từ 600 ha lên 2.870 ha theo quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 6/2020.

    Dự án sẽ được phân thành các phân khu chức năng cụ thể gồm 5 phân khu A, B, C, D và E. Mỗi phân khu sẽ đảm nhận một chức năng riêng biệt. Mục tiêu của dự án là phát triển khu du lịch biển, khu nghỉ dưỡng, đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, cùng các tiện ích nhà ở và khách sạn.

    Khu đô thị lấn biển Cần Giờ hứa hẹn sẽ tạo ra một không gian sống hiện đại, đồng thời là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch trong và ngoài nước.

    Tổng mức đầu tư của dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ kiến trên 282.800 tỷ đồng. Trong đó:

    - Tổng mức đầu tư phần lấn biển (thi công kè, san nền): 65.609,5 tỷ đồng.

    - Tổng mức đầu tư đầu tư hạ tầng kỹ thuật: 32.516,2 tỷ đồng.

    - Tổng mức đầu tư công trình kiến trúc: 184.706,8 tỷ đồng.

    Khi được phát triển, dự án đặt mục tiêu trở thành nơi cư trú cho hơn 228.000 cư dân, gấp ba lần số dân hiện tại của Cần Giờ, thu hút gần 9 triệu lượt khách du lịch hàng năm và tạo ra hơn 36.000 cơ hội việc làm.

    Huyện Cần Giờ hiện là khu vực duy nhất của TP.HCM giáp biển, được mệnh danh là "lá phổi xanh" của thành phố, sở hữu khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trong 30 năm tới, thành phố kỳ vọng biến Cần Giờ từ một huyện đảo nghèo trở thành thành phố biển nghỉ dưỡng và trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế.
    Tổng mức đầu tư của dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ

    Tổng mức đầu tư của dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ (Hình từ Internet)

    Tổ chức quản lý và thực hiện dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ

    (1) Quản lý hành chính và pháp lý

    Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thi công xây dựng: Chủ đầu tư sẽ thành lập một Ban quản lý dự án chuyên trách có năng lực và kinh nghiệm để quản lý, điều hành dự án. Khi dự án đi vào hoạt động trên cơ sở phương án kinh doanh,

    Chủ đầu tư sẽ quản lý hoặc tự quản lý trên cơ sở thuê chuyên gia quản lý có năng lực kinh nghiệm để quản lý toàn bộ hoạt động của dự án, cụ thể:

    - Tổ chức quản lý toàn dự án:

    + Đối với các công trình nhà ở: sẽ do Công ty quản lý và sử dụng hoặc thuê một đơn vị chuyên nghiệp khai thác, quản lý.

    + Đối với các công trình du lịch, nghỉ dưỡng: sẽ do Công ty quản lý và sử dụng hoặc thuê một đơn vị chuyên nghiệp khai thác, quản lý.

    + Đối với công trình công cộng vui chơi giải trí: sẽ do Công ty quản lý và sử dụng.

    + Đối với các công trình thương mại: sẽ do Công ty quản lý và sử dụng.

    + Đối với khu vực giữ xe: sẽ giao thầu khoản cho một đơn vị chịu trách nhiệm giữ xe cho toàn bộ dự án.

    - Tổ chức quản lý phần sở hữu chung trong dự án:

    + Phần sở hữu chung trong dự án là phần sử dụng chung của các chủ sở hữu, người sử dụng không được phân chia và nghiêm cấm các hành vi chiếm đoạt dưới bất kỳ hình thức nào.

    + Phần sở hữu chung trong dự án bao gồm các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cấp điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống đường giao thống nội bộ, hệ thống thống tin liên lạc.

    Chủ sở hữu, người sử dụng trong phạm vi dự án có quyền bình đẳng trong việc sử dụng phần sở hữu chung.

    - Quản lý phần kinh doanh, dịch vụ trong toàn dự án: Việc quản lý sử dụng đối với phần kinh doanh, dịch vụ thuộc sở hữu riêng do chủ sở hữu quyết định phù hợp với quy chế và quy định của pháp luật hiện hành.

    - Tổ chức quản lý phần sở hữu chung trong dự án: Đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật mang tinh dịch vụ như: bưu chính viễn thông, truyền hình cáp, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, thoát nước, ... Công ty Cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ sẽ đầu tư hoặc giao cho các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư hoặc giao cho các công ty đang quản lý, kinh doanh và khai thác dịch vụ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

    (2) Quản lý dự án và nhu cầu lao động

    Chủ đầu tư sẽ cử nhân sự theo dõi trong quá trình thi công xây dựng; đồng thời thành lập Ban Quản lý khi dự án đi vào hoạt động, nhằm theo dõi, kiểm tra, đảm bảo chất lượng của các công trình xây dựng, hoạt động xử lý nước thải từ dự án, cũng như hiệu quả hoạt động đối với các hạng mục khác của dự án.

    (3) Nhu cầu lao động

    Số lượng công nhân của dự án gồm:

    + Công nhân giai đoạn xây dựng: 5.000 người

    + Nhân viên vận hành - GĐ1: 500 người

    + Nhân viên vận hành - GĐ2: 2.000 người

    + Nhân viên vận hành - GĐ3: 3.000 người

    Thời gian làm việc của mỗi nhân viên: 8 giờ/ca và 300 ngày/năm.

    Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ sẽ chủ trì thực hiện và quản lý dự án. Trong quá trình thi công xây dựng Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các nhà thầu để triển khai các hạng mục công việc và thực hiện tốt các nhiệm vụ về môi trường.

    Trong quá trình vận hành của dự án, Chủ đầu tư sẽ thiết lập cơ cấu tổ chức đủ năng lực đảm bảo quản lý, điều hành công trinh phục vụ người dân có hiệu quả.

    Mô hình tổ chức quản lý dự án được mô phỏng theo sơ đồ sau:

    Tổng mức đầu tư của dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ

    Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ

    (1) Hệ thống giao thông

    - Giao thông đối ngoại:

    + Đường bộ: Trục đường đối ngoại là tuyến đường Rừng Sác có chiều dài 34.331m (không kể đường Rừng Sác đoạn phà Bình Khánh dài 1.561m)

    + Giao thông đường thủy: Huyện Cần Giờ có nhiều sông rạch hiện hữu có chức năng giao thông thủy, do Trung ương và Thành phố quản lý.

    Căn cứ quyết định 2571/QĐ-UBND ngày 3/5/2001 và quyết định 66/2009/QĐ-UBND ngày 14/9/2009 của UBND thành phố về việc phân cấp hạng kỹ thuật các tuyến sông rạch như sau:

     + Các tuyến sông rạch cấp I: sông Lỏng Tàu, sông Soài rạp, sông Đồng Tranh 2, sông Ngã Bảy, sông Gò Gia, sông Dừa-Tắc Định Cầu-rạch Tắc Rỗi, sông Là Vôi, sông Thêu và sông Mũi Nai.

    + Các sông rạch cấp II: Tắc sông Chà.

    + Các sông rạch cấp III: sông Dần Xây, sông Cát Lái – S.Vàm Sát, sông Dinh Bà, sông Đồng Tranh 1, sông Lò Rèn, sông An Nghĩa (Tắc Ông Nghĩa), Tắc Bài, rạch Tổng.

    Ngoài ra còn các tuyến kênh, rạch khác từ cấp IV đến cấp VI trên địa bàn vẫn phục vụ cho giao thông thủy.

    - Giao thông đô thị và nội bộ

    + Tổng chiều dài mạng lưới đường trên địa bản huyện Cần Giờ là trên 120.704 m (khoảng 21 tuyến – không kể các đường nhỏ lộ giới nhỏ hơn 12 m). Chiều rộng lòng đường bình quân 6,15 m.

    Có khoảng 11 tuyến chính hiện hữu vừa có chức năng đối ngoại vừa có chức năng đối nội như: đường Lý Nhơn, đường Tam Thôn Hiệp, đường An Thới Đông, Hà Quang Vóc, Bà Xãn, Dương Văn Hạnh, đường Duyên Hải, Lương Văn Nho, Thạnh Thới (30/4), Tắc Suất.

    Ngoài ra còn có một số tuyến đường nhỏ trong khu dân cư, đường ấp, đường đồng muối, có chiều rộng từ 3 - 8m.

    + Giao thông công cộng: Giao thông đi lại chủ yếu bằng xe cá nhân. Có 2 tuyến xe buýt Long Hoà – Cần Thạnh, Bình Khánh – Cần Thạnh.

    + Về cầu: Trên địa bản huyện có 8 cầu trên tuyến đường Rừng Sác đi qua các sông rạch do Khu quản lý giao thông số 1 quản lý. Có 114 cầu nhỏ, chiều rộng 1,5 -2 m, tải trọng 0,3 tấn, tổng chiều dài 2.670m có kết cấu bê tông cốt thép, thép và gỗ do Huyện quản lý.

    (2) Hệ thống cấp nước

    Huyện Cần Giờ được cấp nước sạch qua tuyến đường ống dẫn nước từ trung tâm Sài Gòn - Cần Giờ, nguồn nước sạch được dẫn trực tiếp từ nhà máy nước BOO Thủ Đức theo đường ống (dài 42km) về đến Nhà Bè đấu nối vào hệ thống cấp nước của huyện Cần Giờ.

    Trong đó hai tuyến ống qua sông Soài Rạp và tắc sông Chà dài hơn 2km được đặt sâu hơn 30m dưới đáy sông, công suất phát nước gần 40.000 m3/ngày.

    Hiện nay, trạm bơm tăng áp số 2 gần cầu An Nghĩa và trạm bơm tăng áp số 3 đường Rừng Sác đã được xây dựng, trong tương lai đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu cấp nước sạch cho dự án.

    Các tuyến ống cấp nước hiện đã được xây dựng: Tuyến ống cấp nước truyền dẫn D630mm trên đường Rừng Sác dẫn nước về Cần Thạnh - Long Hòa và tuyến ống cấp nước phân phối chính D280mm trên đường Duyên Hải hiện.

    (3) Hệ thống cấp điện

    Nguồn điện: Huyện được cấp điện từ 2 trạm 110/15(22kV) An Nghĩa và Cần Giờ. Lưới điện: Hiện đã có các tuyến 15/22 kV được đi nổi dọc theo các trục đường chính của huyện.

    (4) Kè biển

    Hệ thống kẻ biển đã được xây dựng, chiều dài khoảng 13km dọc bờ biển từ mũi Cần Thạnh đến mũi Đồng Tranh.

    (5) Thoát nước mưa

    Khu vực hiện chưa có hệ thống thoát nước mưa. Tại khu vực dự án hiện có hai cửa sông chảy vào là sông Hà Thanh và Rạch Lở, dẫn thoát nước mưa của các khu vực lân cận ra biển.

    (6) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường

    Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án "Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, quy mô 2.870 hạ”

    Khu vực hiện chưa có hệ thống cống thoát nước đô thị, cống thoát nước chỉ được xây dựng cục bộ ở một số cụm công trình với hình thức là thoát nước chung.

    Hiện nay rác trên địa bàn huyện được thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp tại xã Bình Khánh cho khu vực phía Bắc và xã Long Hòa cho khu vực phía Nam. Nằm cạnh 2 bãi chôn lấp này là hai khu nghĩa trang phục vụ cho toàn huyện.

    Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

    19
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ