Nên mua nhà ở xã hội ở đâu sau khi sáp nhập tỉnh?

Việc sáp nhập tỉnh làm nảy sinh nhu cầu nhà ở của người dân, đặc biệt là đối với nhà ở xã hội. Vậy nên mua nhà ở xã hội ở đâu sau khi sáp nhập tỉnh?

Nội dung chính

    Nên mua nhà ở xã hội ở đâu sau khi sáp nhập tỉnh?

    Tại Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu đẩy mạnh thông tin, truyền thông chủ động, toàn diện, kịp thời, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, các hoạt động đối nội, đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các chỉ đạo, điều hành sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước, nhất là cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong toàn quốc hiện nay. 

    Theo đó, khi nhà nước thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh cũng sẽ đồng thời thực hiện tinh gọn bộ máy. Điều này làm nảy sinh nhu cầu nhà ở cho cán bộ, công nhân, dân cư đô thị hóa, đặc biệt là nhà ở xã hội - loại hình dành cho người thu nhập thấp, công nhân và người lao động.

    Bên cạnh đó, với tính ổn định về giá không biến động như đất nền cho khả năng sinh lời cao sẽ khiến cho nhà ở xã hội sau sáp nhập tỉnh sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

    Căn cứ theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 thì các khu vực sau đây sẽ có tiềm năng lớn về nhà ở xã hội sau sáp nhập tỉnh:

    (1) Thành phố Thủ Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TPHCM sáp nhập)

    • Thành phố Thủ Đức trực thuộc TPHCM là "hạt nhân tăng trưởng" sau khi TPHCM có định hướng mở rộng vùng đô thị sang phía Đông. Đóng vai trò trung tâm kết nối giữa 3 cực: TPHCM - Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu.
    • Bên cạnh đó, thành phố Thủ Đức với hạ tầng giao thông như Metro số 1, vành đai 3, cao tốc đang thúc đẩy giá trị nhà ở xã hội khu vực này. 

    (2) Thành phố Nha Trang mở rộng (Khánh Hòa - Ninh Thuận sáp nhập)

    • Sau đề xuất sáp nhập, Nha Trang sẽ đóng vai trò là trung tâm vùng duyên hải miền Trung, được đầu tư mạnh về du lịch - công nghiệp - logistic.
    • Các khu vực ngoại ô như Diên Khánh, Cam Lâm, phía Tây Nha Trang đang trở thành “điểm nóng”.
    • Nhà ở xã hội tại đây có tiềm năng tăng giá khi hạ tầng như đường ven biển, đường cao tốc Nha Trang - Phan Rang hoàn thiện.

    (3) Thành phố Đồng Xoài (Đồng Nai - Bình Phước sáp nhập)

    • Bình Phước đang đẩy mạnh thu hút FDI, sáp nhập hành chính cấp huyện nhằm hình thành các trung tâm công nghiệp mới.
    • Đồng Xoài - Chơn Thành - Đồng Phú sẽ là tam giác phát triển mạnh nhà ở cho công nhân.
    • Dự kiến 2025 - 2030 sẽ có hàng loạt dự án NOXH phục vụ 30.000 - 50.000 lao động.

    (4) Thành phố Bắc Ninh (Bắc Giang - Bắc Ninh sáp nhập)

    • Bắc Ninh là điểm sáng công nghiệp phía Bắc với sự hiện diện của Samsung, Foxconn, Canon...
    • Khi sáp nhập hoặc liên kết vùng với Bắc Giang, dân số cơ học sẽ tăng mạnh, nhà ở xã hội trở thành nhu cầu cấp thiết.
    • Các khu vực như Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du có tiềm năng lớn.

    Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

    Nên mua nhà ở xã hội ở đâu sau khi sáp nhập tỉnh

    Nên mua nhà ở xã hội ở đâu sau khi sáp nhập tỉnh? (Hình từ Internet)

    Tiêu chí đánh giá tiềm năng dự án nhà ở xã hội sau sáp nhập tỉnh?

    Sáp nhập tỉnh mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam. Đặc biệt là đối với các dự án nhà mở xã hổi vì nó đóng đóng vai trò giải quyết bài toán dân cư, lao động.

    Sau đây là một số tiêu chí để người mua đánh giá tiềm năng của các dự án nhà ở xã hội sau sáp nhập tỉnh:

    - Gần trung tâm hành chính mới sau sáp nhập.

    - Có quy hoạch cụ thể về hạ tầng, đường vành đai, cao tốc kết nối liên vùng.

    - Gần khu công nghiệp, khu đô thị mới hoặc khu dân cư đông đúc.

    - Có dự án nhà ở xã hội đang triển khai hoặc nằm trong danh mục quy hoạch

    Việc thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

    Căn cứ Điều 46 Nghị định 100/2024/NĐ-CP thì việc thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi dđể mua nhà ở xã hội cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

    - Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì chỉ được áp dụng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.

    - Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi thì chỉ áp dụng một chính sách vay vốn cho cả hộ gia đình.

    - Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về tín dụng và pháp luật có liên quan.

    - Ngân hàng Chính sách xã hội được huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân để cho các đối tượng này vay theo quy định tại khoản 1 Điều 48 và khoản 1 Điều 71 Nghị định 100/2024/NĐ-CP sau một thời gian gửi tiết kiệm nhất định theo thỏa thuận với Ngân hàng Chính sách xã hội.

    saved-content
    unsaved-content
    840