Hình ảnh toàn cảnh Khu đô thị lấn biển Cần Giờ
Nội dung chính
Thông tin về dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ
(1) Thông tin chung về dự án
- Tên dự án: KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH LẦN BIÊN CẦN GIỜ, QUY MÔ 2.870 HA
- Địa điểm thực hiện: xã Long Hỏa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
- Chủ dự án: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔ THỊ DU LỊCH CẦN GIỜ
+ Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần; Mã số doanh nghiệp: 0303506451 đăng ký lần đầu ngày 21/09/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 26/02/2019 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cáp.
+ Địa chỉ: 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
(2) Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ được thực hiện tại xã Long Hỏa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
Các hướng tiếp giáp của khu đất dự án:
+ Phía Bắc: Một phần giáp hành lang cây xanh cảnh quan đường dọc Biển Đông 1, đường dọc Biển Đông 2, đường nội bộ ven biển khu du lịch 30/4.
+ Phía Nam: Giáp biển Đông.
+ Phía Đông: Giáp biển Đông (Vịnh Gành Rái).
+ Phía Tây: Giáp biển Đông (cửa sông Đồng Tranh).
(3) Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ
- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án
Hiện trạng khu vực dự án nhìn chung đều là mặt nước, chưa có công trình ngầm xây dụng. Hiện trạng sử dụng đất của dự án được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất của dự án
Nguồn: Báo cáo khảo sát hiện trạng dự án
Ghi chú: (*): Khu đất đã san lấp: đây là khu đất thuộc phạm vi khu lấn biển 600ha đã được phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1163/QĐ-BTNMT, ngày 18/08/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Hiện trạng cao độ nền khu vực dự án
Các bãi vùng nước mặt ven biển có độ sâu tăng dần từ 0 đến 7m (Khu vực xã Long Hòa, giáp của Đồng Tranh). Đối với khu vực đã san nền, làm kẻ có cao độ mặt kể khoảng 3m, cao độ san nền khoảng 2,2 đến
2,8m.
- Hiện trạng thi công khu vực dự án:
Trong khu đất Dự án đã được san lấp khoảng 13,19 ha (đây là diện tích đã thi công của Khu đô thị lấn biển 600ha trước kia thuộc dự án “Hệ thống công trình lấn biển và khu đô thị - du lịch biển Cần Giờ” đã được phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1163/QĐ-BTNMT ngày 18/08/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), ngoài ra chưa xây dựng bất cứ hạng mục công trình nào trên khu vực này.
- Các hạng mục công việc đã thực hiện sau khi Dự án được phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án:
Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ đã thực hiện lắp thiết bị quan trắc nước mặt trên sông Lỏng Tàu và sông Đồng Tranh để làm cơ sở đánh giá tác động của việc thi công xây dựng dự án đối với nguồn nước mặt xung quanh.
Hình ảnh toàn cảnh Khu đô thị lấn biển Cần Giờ (Hình từ Internet)
Hình ảnh toàn cảnh Khu đô thị lấn biển Cần Giờ
Dưới đây là những hình ảnh toàn cảnh Khu đô thị lấn biển Cần Giờ
Vị trí khu vực dự án dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ
Vị trí dự án trong bản đồ tổng thể Thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí dự án trong mối tương quan với Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Một số hình ảnh về hiện trạng khu đất dự án
Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ
(1) Hệ thống giao thông
- Giao thông đối ngoại:
+ Đường bộ: Trục đường đối ngoại là tuyến đường Rừng Sác có chiều dài 34.331m (không kể đường Rừng Sác đoạn phà Bình Khánh dài 1.561m)
+ Giao thông đường thủy: Huyện Cần Giờ có nhiều sông rạch hiện hữu có chức năng giao thông thủy, do Trung ương và Thành phố quản lý.
Căn cứ quyết định số 2571/QĐ-UBND ngày 3/5/2001 và quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14/9/2009 của UBND thành phố về việc phân cấp hạng kỹ thuật các tuyến sông rạch như sau:
+ Các tuyến sông rạch cấp I: sông Lỏng Tàu, sông Soài rạp, sông Đồng Tranh 2, sông Ngã Bảy, sông Gò Gia, sông Dừa-Tắc Định Cầu-rạch Tắc Rỗi, sông Là Vôi, sông Thêu và sông Mũi Nai.
+ Các sông rạch cấp II: Tắc sông Chà.
+ Các sông rạch cấp III: sông Dần Xây, sông Cát Lái – S.Vàm Sát, sông Dinh Bà, sông Đồng Tranh 1, sông Lò Rèn, sông An Nghĩa (Tắc Ông Nghĩa), Tắc Bài, rạch Tổng.
Ngoài ra còn các tuyến kênh, rạch khác từ cấp IV đến cấp VI trên địa bàn vẫn phục vụ cho giao thông thủy.
- Giao thông đô thị và nội bộ
+ Tổng chiều dài mạng lưới đường trên địa bản huyện Cần Giờ là trên 120.704 m (khoảng 21 tuyến – không kể các đường nhỏ lộ giới nhỏ hơn 12 m). Chiều rộng lòng đường bình quân 6,15 m.
Có khoảng 11 tuyến chính hiện hữu vừa có chức năng đối ngoại vừa có chức năng đối nội như: đường Lý Nhơn, đường Tam Thôn Hiệp, đường An Thới Đông, Hà Quang Vóc, Bà Xãn, Dương Văn Hạnh, đường Duyên Hải, Lương Văn Nho, Thạnh Thới (30/4), Tắc Suất.
Ngoài ra còn có một số tuyến đường nhỏ trong khu dân cư, đường ấp, đường đồng muối, có chiều rộng
từ 3 - 8m.
+ Giao thông công cộng: Giao thông đi lại chủ yếu bằng xe cá nhân. Có 2 tuyến xe buýt Long Hoà – Cần Thạnh, Bình Khánh – Cần Thạnh.
+ Về cầu: Trên địa bản huyện có 8 cầu trên tuyến đường Rừng Sác đi qua các sông rạch do Khu quản lý giao thông số 1 quản lý. Có 114 cầu nhỏ, chiều rộng 1,5 -2 m, tải trọng 0,3 tấn, tổng chiều dài 2.670m có kết cấu bê tông cốt thép, thép và gỗ do Huyện quản lý.
(2) Hệ thống cấp nước
Huyện Cần Giờ được cấp nước sạch qua tuyến đường ống dẫn nước từ trung tâm Sài Gòn - Cần Giờ, nguồn nước sạch được dẫn trực tiếp từ nhà máy nước BOO Thủ Đức theo đường ống (dài 42km) về đến Nhà Bè đấu nối vào hệ thống cấp nước của huyện Cần Giờ.
Trong đó hai tuyến ống qua sông Soài Rạp và tắc sông Chà dài hơn 2km được đặt sâu hơn 30m dưới đáy sông, công suất phát nước gần 40.000 m3/ngày.
Hiện nay, trạm bơm tăng áp số 2 gần cầu An Nghĩa và trạm bơm tăng áp số 3 đường Rừng Sác đã được xây dựng, trong tương lai đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu cấp nước sạch cho dự án.
Các tuyến ống cấp nước hiện đã được xây dựng: Tuyến ống cấp nước truyền dẫn D630mm trên đường Rừng Sác dẫn nước về Cần Thạnh - Long Hòa và tuyến ống cấp nước phân phối chính D280mm trên đường Duyên Hải hiện.
(3) Hệ thống cấp điện
Nguồn điện: Huyện được cấp điện từ 2 trạm 110/15(22kV) An Nghĩa và Cần Giờ. Lưới điện: Hiện đã có các tuyến 15/22 kV được đi nổi dọc theo các trục đường chính của huyện.
(4) Kè biển
Hệ thống kẻ biển đã được xây dựng, chiều dài khoảng 13km dọc bờ biển từ mũi Cần Thạnh đến mũi Đồng Tranh.
(5) Thoát nước mưa
Khu vực hiện chưa có hệ thống thoát nước mưa. Tại khu vực dự án hiện có hai cửa sông chảy vào là sông Hà Thanh và Rạch Lở, dẫn thoát nước mưa của các khu vực lân cận ra biển.
(6) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án "Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, quy mô 2.870 hạ”
Khu vực hiện chưa có hệ thống cống thoát nước đô thị, cống thoát nước chỉ được xây dựng cục bộ ở một số cụm công trình với hình thức là thoát nước chung.
Hiện nay rác trên địa bàn huyện được thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp tại xã Bình Khánh cho khu vực phía Bắc và xã Long Hòa cho khu vực phía Nam. Nằm cạnh 2 bãi chôn lấp này là hai khu nghĩa trang phục vụ cho toàn huyện.
Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ