Chủ nhà trọ có được giữ căn cước công dân của sinh viên thuê trọ không?

Khi bước vào cuộc sống sinh viên, tìm kiếm một phòng trọ phù hợp vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bạn học tập và sinh hoạt thoải mái mà còn tránh được những rủi ro.

Nội dung chính

    Sinh viên thuê trọ cần lưu ý điều gì khi thuê trọ?

    Khi bước vào cuộc sống sinh viên, việc tìm kiếm một phòng trọ phù hợp là vô cùng quan trọng. Chọn đúng chỗ ở không chỉ giúp bạn học tập và sinh hoạt thoải mái mà còn tránh được những rủi ro không đáng có. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi thuê trọ dành cho sinh viên.

    (1) Xác định nhu cầu và khả năng tài chính

    Trước khi tìm phòng, bạn nên xác định rõ nhu cầu của mình:

    - Bạn muốn ở một mình hay ở ghép?

    - Bạn cần phòng trọ gần trường hay có thể ở xa một chút để giảm chi phí?

    - Ngân sách hàng tháng dành cho tiền thuê phòng là bao nhiêu?

    Thông thường, tiền thuê trọ sẽ chiếm một phần lớn trong tổng chi phí sinh hoạt, vì vậy cần tính toán kỹ để tránh tình trạng thuê phòng quá đắt, ảnh hưởng đến tài chính.

    (2) Tìm kiếm thông tin từ nguồn đáng tin cậy

    Bạn có thể tìm phòng qua:

    - Các nhóm Facebook, hội nhóm sinh viên của trường.

    - Website chuyên về cho thuê trọ.

    - Hỏi trực tiếp bạn bè, anh chị khóa trên.

    Nên xem xét kỹ thông tin trước khi liên hệ để tránh gặp phải cò mồi hoặc lừa đảo.

    (3) Kiểm tra vị trí và môi trường sống xung quanh

    - Khoảng cách đến trường: Nếu xa trường, bạn sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí đi lại.

    - Khu vực an ninh: Hãy chọn những khu vực có hệ thống an ninh tốt, tránh nơi vắng vẻ hoặc có nhiều tệ nạn.

    - Tiện ích xung quanh: Kiểm tra xem gần đó có chợ, siêu thị, trạm xe buýt, bệnh viện hay không.

    (4) Kiểm tra tình trạng phòng trước khi thuê

    Khi đi xem phòng, bạn nên chú ý đến:

    - Tường, trần, sàn nhà: Có bị dột, ẩm mốc hay không?

    - Hệ thống điện, nước: Có hoạt động ổn định không? Hỏi về giá điện, nước để tránh bị tính giá cao hơn mức quy định.

    - An toàn cửa nẻo: Kiểm tra khóa cửa, cửa sổ có chắc chắn không để đảm bảo an toàn.

    (5) Hỏi rõ các khoản chi phí trước khi ký hợp đồng

    Ngoài tiền thuê phòng, bạn cần hỏi kỹ về các chi phí khác như:

    - Tiền điện, nước: Tính theo giá nhà nước hay giá riêng của chủ trọ?

    - Tiền internet, rác, vệ sinh: Có phát sinh phí hàng tháng không?

    -  Tiền cọc: Chủ trọ có hoàn tiền cọc khi trả phòng hay không?

    - Tránh trường hợp dọn vào ở rồi mới phát hiện chi phí phát sinh quá cao.

    (6) Ký hợp đồng rõ ràng

    Hợp đồng thuê trọ là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của bạn, vì vậy cần đọc kỹ các điều khoản trước khi ký. Hợp đồng nên có những thông tin quan trọng như:

    - Thời gian thuê, giá thuê, ngày đóng tiền.

    - Các chi phí điện, nước, mạng internet.

    - Điều kiện hoàn trả tiền cọc khi dọn đi.

    - Trách nhiệm của hai bên nếu có hỏng hóc trong phòng.

    (7) Đề phòng các rủi ro khi thuê trọ

    - Tránh thuê qua cò mồi: Họ có thể thu phí môi giới nhưng không đảm bảo chất lượng phòng trọ.

    - Cẩn thận với lừa đảo: Một số người giả làm chủ trọ để thu tiền cọc rồi biến mất. Hãy kiểm tra giấy tờ nhà đất của chủ trọ để xác minh.

    - Chọn bạn ở ghép cẩn thận: Nếu ở chung với người lạ, hãy đảm bảo họ có lý lịch rõ ràng, tránh rủi ro mất đồ hoặc mâu thuẫn khi sống chung.

    (8) Hòa nhập với môi trường xung quanh

    Sau khi thuê được phòng, hãy cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với hàng xóm và chủ nhà. Điều này sẽ giúp bạn có cuộc sống thoải mái hơn và nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết.

    Việc thuê trọ không chỉ đơn giản là tìm một chỗ để ở mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh viên của bạn. Hãy cân nhắc kỹ các yếu tố trên để chọn được phòng trọ phù hợp, đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và thuận tiện cho việc học tập. Như câu nói: “An cư mới lạc nghiệp”, có một chỗ trọ tốt sẽ giúp bạn yên tâm học tập và phát triển bản thân.

    Thiết kế nội thất cho nhà có nhiều thế hệ cùng chung sống cần lưu ý điều gì?

    Thiết kế nội thất cho nhà có nhiều thế hệ cùng chung sống cần lưu ý điều gì? (Hình từ Internet)

    Chủ nhà trọ có được giữ căn cước công dân của sinh viên thuê trọ không?

    Theo Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú như sau:

    Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú
    Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm:
    1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
    2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.
    Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.
    3. Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.
    4. Thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn đối với khách lưu trú là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú là người nước ngoài (nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ) phải thực hiện trước 23 giờ trong ngày. Trường hợp khách đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo trước 08 giờ sáng ngày hôm sau. Việc thông báo thực hiện theo các hình thức sau:
    a) Đối với khách lưu trú là người Việt Nam, nếu cơ sở kinh doanh đã kết nối mạng Internet với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet; nếu cơ sở kinh doanh chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua điện thoại;
    b) Đối với khách là người nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải ghi mẫu Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an.
    5. Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ, ghi đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.
    6. Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng.
    7. Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải yêu cầu xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an hoặc Quân đội cấp, nếu khách không xuất trình giấy phép sử dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an.

    Bên cạnh đó, theo Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định về thẩm quyền và những trường hợp được giữ căn cước công dân của công dân như sau:
    - Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    - Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

    Theo đó, chủ nhà trọ chỉ có quyền kiểm tra chứ không có quyền thu giữ căn cước công dân của sinh viên thuê trọ.

    Hợp đồng thuê trọ có nội dung gì?

    Căn cứ Điều 163 Luật Nhà ở 2023 quy định về nội dung trong hợp đồng thuê trọ bao gồm:

    (1) Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

    (2) Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.

    (3) Giá thuê;

    (4) Thời hạn và phương thức thanh toán tiền;

    (5) Thời gian giao nhận;

    (6) Quyền và nghĩa vụ của các bên.

    (7) Cam kết của các bên;

    (8) Thỏa thuận khác;

    (9) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

    (10) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

    (11) Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

    saved-content
    unsaved-content
    246