Cầu vượt Vành đai 3 nối cao tốc Bến Lức – Long Thành hoàn thành khi nào?

Cầu vượt Vành đai 3 nối cao tốc Bến Lức – Long Thành hoàn thành khi nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM?

Nội dung chính

    Cầu vượt Vành đai 3 nối cao tốc Bến Lức – Long Thành hoàn thành khi nào?

    Dự án Vành đai 3 qua Long An khởi công tháng 6/2023, có chiều dài 6,8km. Điểm đầu tại ranh TPHCM - Long An, điểm cuối nút giao Mỹ Yên nối cao tốc Bến Lức - Long Thành và cao tốc TPHCM - Trung Lương, đi qua địa bàn huyện Bến Lức, Long An.

    Tổng mức đầu tư 4.208 tỷ đồng. Trong đó, phần xây dựng 3.040 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư 1.168 tỷ đồng.

    Đường Vành đai 3 được quy hoạch từ 40m – 60m với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp 2 bên. Là đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h. Bao gồm 4 giai đoạn triển khai:

    - Giai đoạn 1: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3 km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và TPHCM.

    - Giai đoạn 2: Đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn (đường vành đai 3 Bình Dương), dài 16,7 km. Vừa qua, tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và về cơ bản đã đưa vào khai thác.

    - Giai đoạn 3: Đoạn quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TPHCM.

    - Giai đoạn 4: Đoạn Bến Lức – quốc lộ 22 dài 28,9 km, đi qua địa phận TPHCM và tỉnh Long An.

    Dự án đường Vành đai 3 qua Long An dự kiến hoàn thành vào ngày 10/5/2025.

    Cầu vượt Vành đai 3 nối cao tốc Bến Lức – Long Thành hoàn thành khi nào? (Hình từ Internet)

    Các nút giao quan trọng của đường vành đai 3?

    - Nút giao Vành Đai 3 TPHCM với đường Bến Lức - Long Thành 

    - Nút giao Vành Đai 3 TPHCM với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

    - Nút giao Vành đai 3 TPHCM với Tân Vạn

    - Nút giao Vành Đai 3 TPHCM với Bình Chuẩn

    - Nút giao Vành Đai 3 TPHCM với Tỉnh lộ 10

    - Nút giao Vành Đai 3 TPHCM với cao tốc TPHCM - Trung Lương

    Sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM?

    Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 57/2022/QH15 quy định:

    Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 75.378 tỷ đồng (bảy mươi lăm nghìn, ba trăm bảy mươi tám tỷ đồng), trong đó:

    (1) Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 61.056 tỷ đồng (sáu mươi mốt nghìn, không trăm năm mươi sáu tỷ đồng), bao gồm:

    - Nguồn vốn ngân sách trung ương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 là 31.380 tỷ đồng (ba mươi mốt nghìn, ba trăm tám mươi tỷ đồng);

    - Nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 là 29.676 tỷ đồng (hai mươi chín nghìn, sáu trăm bảy mươi sáu tỷ đồng), trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh là 19.449 tỷ đồng (mười chín nghìn, bốn trăm bốn mươi chín tỷ đồng); tỉnh Đồng Nai là 1.567 tỷ đồng (một nghìn, năm trăm sáu mươi bảy tỷ đồng); tỉnh Bình Dương là 7.808 tỷ đồng (bảy nghìn, tám trăm linh tám tỷ đồng) và tỉnh Long An là 852 tỷ đồng (tám trăm năm mươi hai tỷ đồng);

    (2) Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 là 14.322 tỷ đồng (mười bốn nghìn, ba trăm hai mươi hai tỷ đồng), bao gồm:

    - Nguồn vốn ngân sách trung ương là 7.361 tỷ đồng (bảy nghìn, ba trăm sáu mươi mốt tỷ đồng);

    - Nguồn vốn ngân sách địa phương là 6.961 tỷ đồng (sáu nghìn, chín trăm sáu mươi mốt tỷ đồng), trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh là 4.562 tỷ đồng (bốn nghìn, năm trăm sáu mươi hai tỷ đồng); tỉnh Đồng Nai là 367 tỷ đồng (ba trăm sáu mươi bảy tỷ đồng); tỉnh Bình Dương là 1.832 tỷ đồng (một nghìn, tám trăm ba mươi hai tỷ đồng) và tỉnh Long An là 200 tỷ đồng (hai trăm tỷ đồng).

    Dự án Vành đai 3 được chia thành mấy dự án thành phần?

    Theo Điều 1 Nghị quyết 105/NQ-CP năm 2022 , Chính phủ triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh được Quốc hội khóa XV quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 57/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, cụ thể như sau:

    Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Dự án) đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 57/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022, chia thành 8 dự án thành phần thực hiện theo hình thức đầu tư công, đi qua địa bàn 03 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An) và Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có 04 dự án thành phần bồi thường hỗ trợ tái định cư.

    Mỗi dự án là một dự án thu hồi đất trên địa bàn của 01 tỉnh mà không phải là dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Đất đai 2013.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư các dự án thành phần.

    Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công. Việc lập, thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo các dự án thành phần.

    saved-content
    unsaved-content
    242