Cầu Long Biên ở đâu? Những điều nổi bật về cầu Long Biên
Nội dung chính
Cầu Long Biên ở đâu?
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc ngang sông Hồng. Thuộc địa phận quận Long Biên, cây cầu này là cầu nối hai quận của Thủ đô Hà Nội là quận Long Biên và quận Hoàn Kiếm với nhau.
Cây cầu Long Biên do người Pháp xây dựng vào năm 1898 - 1902 với tên gọi là cầu Doumer. Tên gọi cầu Long Biên được đặt kể từ khi thủ đô Hà Nội được giải phóng và tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Cầu Long Biên ở đâu? Những điều nổi bật về cầu Long Biên (Hình từ Internet)
Những điều nổi bật về cầu Long Biên
(1) Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử
Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử quan trọng đã chứng kiến những cột mốc lịch sử hào hùng qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
Vào ngày 2/9/1945, Cầu Long Biên đã dẫn lối cho đồng bào từ mọi miền về Thủ đô để chứng kiến thời khắc lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập tại Quảng trường Ba Đình.
Tháng 10/1954, cầu Long Biên chứng kiến lính Pháp rút khỏi Hà Nội, nhường đường cho bộ đội tiếp quản Thủ đô sau Hiệp định Geneva.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cây cầu là tuyến giao thông huyết mạch chi viện miền Nam và mục tiêu không kích ác liệt của không quân Mỹ. Quân dân Hà Nội kiên cường bảo vệ, chống trả từng đợt không kích.
(2) Kiến trúc độc đáo của Cầu Long Biên
Ở thời điểm xây dựng, Cầu Long Biên được xem là cây cầu tầm cỡ nhất trong khu vực và cả thế giới. Kết cấu cầu gồm có 19 nhịp dầm thép, bên dưới là 20 trụ lớn với tổng chiều dài lên đến 2.290m. Phía tây của cầu là 896m đường bằng đá dẫn lên cầu.
Với chiều rộng 4,75m, cầu được chia thành 3 phần đường chính. Trong đó, 2 bên có 2,6m dành cho ô tô, xe máy và các loại xe thô sơ, 0,4m ngoài cùng là phần dành cho người đi bộ. Chính giữa là khu vực đường sắt chuyên dụng cho tàu hoả hoạt động.
Khác với những cây cầu ở Việt Nam, luồng giao thông trên cầu hướng về bên trái. Đây cũng chính là kiểu thiết kế ở các nước Châu Âu, điển hình là nước Pháp. Nhiều người liên tưởng cây cầu này với cầu Tolbiac nối liền thành phố Orléans với Paris, Pháp.
Lúc khánh thành, cầu Long Biên là cây cầu dài thứ 2 trên thế giới, sau cây cầu Brooklyn bắc qua sông East – River của Mỹ. Thậm chí, cây cầu lịch sử còn từng được ví von là tháp Eiffel nằm ngang của Thủ đô Hà Nội.
(3) Nhà thầu xây dựng Cầu Long Biên
Cầu Long Biên được thiết kế và xây dựng bởi nhà thầu Pháp nổi tiếng Daydé & Pillé (Paris). Cầu được xây dựng bằng những phương pháp tiên tiến nhất thời bấy giờ, vừa đáp ứng được tiêu chí kỹ thuật vừa đảm bảo được yếu tố nghệ thuật.
Toàn bộ phần thân cầu là kết cấu thép xếp tầng chặt chẽ, thiết kế hài hoà và ấn tượng. Nhìn từ xa, cây cầu trông giống hệt một con rồng khổng lồ uốn lượn, bắt qua con sông Hồng mênh mông.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng?
Căn cứ theo Điều 12 Luật xây dựng 2014 (sửa đổi bởi Khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng gồm:
(1) Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định Luật xây dựng 2014.
(2) Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định Luật xây dựng 2014.
(3) Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.
(4) Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
(5) Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công trái với quy định Luật xây dựng 2014.
(6) Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
(7) Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
(8) Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.
(9) Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
(10) Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.
(11) Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
(12) Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.
(13) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.
(14) Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.