BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
41/2000/TT-BNN-KH
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2000
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ
41/2000/TT-BNN-KH NGÀY 13 THÁNG 04 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VIỆC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
HÀNG HOÁ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
242/1999/QĐ-TTG, NGÀY 30/12/1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐIỀU HÀNH XUẤT NHẬP
KHẨU HÀNG HOÁ NĂM 2000
Để thi hành Điều 9, Quyết định số
242/1999/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất nhập
khẩu hàng hoá năm 2000.
Sau khi có sự thoả thuận của Bộ
Thương mại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn việc xuất nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc đối tượng quản
lý chuyên ngành nông nghiệp như sau:
I. QUY ĐỊNH
CHUNG:
1. Thông tư này áp dụng đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành
nông nghiệp, gồm:
- Thuốc, nguyên liệu sản xuất
thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong thú y;
- Thuốc và nguyên liệu sản xuất
thuốc bảo vệ thực vật;
- Động vật hoang dã và thực vật
rừng;
- Thức ăn và nguyên liệu sản xuất
thức ăn chăn nuôi;
- Phân bón;
- Giống cây trồng và giống vật
nuôi;
- Nguồn gen trồng, vật nuôi, vi
sinh vật vì mục đích trao đổi khoa học kỹ thuật;
2. Hàng nhập khẩu phải đáp ứng
yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước ban hành. Đối với những chủng loại
hàng hoá chưa được ban hành tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện kiểm tra tiêu chuẩn,
chất lượng theo đăng ký của nhà nhập khẩu và phải được sự đồng ý bằng văn bản của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi nhập khẩu.
3. Hàng hoá thuộc đối tượng kiểm
dịch động vật, kiểm dịch thực vật thực hiện theo các quy định hiện hành của
Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Nhà nước Việt Nam.
4. Các tổ chức và cá nhận đã
đăng ký mã số xuất khẩu, nhập khẩu và đăng ký kinh doanh các ngành hàng phù hợp
vì mục đích kinh doanh và mục đích khoa học kỹ thuật sau đây gọi tắt là đơn vị
xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu khai báo khi nhập
khẩu, xuất khẩu, quản lý, sử dụng hàng hoá thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành
nông nghiệp theo các quy định hiện hành của Chính phủ.
II. QUY ĐỊNH
CỤ THỂ:
Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoá thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành nông nghiệp thực hiện theo quy định
sau:
A. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc
thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong thú y
1. Đối với các loại thuốc trong
Danh mục thuốc thú y được phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, sử dụng
tại Việt Nam năm 2000 quy định trong Quyết định số 19/2000/QĐ-BNN/TY, ngày
3/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trừ các loại
vacxin) đơn vị xuất nhập khẩu được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất
kinh doanh. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu làm tại Hải quan cửa khẩu.
2. Những loại thuốc, nguyên liệu
làm thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong thú y khi xuất khẩu, nhập
khẩu phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a/ Các loại nguyên liệu và thuốc
chưa có tên trong "Danh mục các loại thuốc và nguyên liệu thuốc thú y được
phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành và sử dụng tại Việt Nam".
b/ Các loại vacxin;
c/ Các loại kháng nguyên, kháng
huyết thanh dùng trong chuẩn đoán dịch bệnh động vật;
d/ Các loại vi sinh vật dùng
trong thú y;
đ/ Các mẫu thuốc thú y dùng để
giới thiệu hàng, để làm thủ tục thử nghiệm, kiểm nghiệm tại Việt Nam;
e/ Các loại nguyên kiệu thuốc
thú y là chất tiền gây nghiện;
g/ Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh,
trao đổi tư liệu mẫu thuốc thú y trong chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật.
B. Thuốc và nguyên liệu sản
xuất thuốc bảo vệ thực vật
1. Đối với các loại thuốc trong
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam quy định trong Quyết
định số 33/2000/QĐ-BNN-BVTV ngày 3/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, đơn vị xuất nhập khẩu được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu sản
xuất kinh doanh. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu làm tại Hải quan cửa khẩu.
2. Không được phép nhập khẩu các
loại thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam quy định
tại Quyết định số 33/2000/QĐ-BNN-BVTV ngày 3/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
3. Khi nhập khẩu các loại thuốc
và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sau đây phải có ý kiến bằng văn bản
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a/ Các loại thuốc trong Danh mục
thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam quy định trong Quyết định số
33/2000/QĐ-BNN-BVTV ngày 3/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
b/ Các loại thuốc, nguyên liệu
thuốc bảo vệ thực vật chưa có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng hoặc hạn chế sử dụng ở Việt Nam;
c/ Thuốc và nguyên liệu thuốc bảo
vệ thực vật dùng để giới thiệu sản phẩm, thử nghiệm, khảo nghiệm ở Việt Nam,
d/ Các loại côn trùng, vi sinh vật
thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật.
C. Động vật hoang dã và thực
vật rừng
1. Cấm xuất khẩu vì mục đích
thương mại các loại động vật hoang dã và thực vật rừng sau đây:
1.1 Các loại động vật rừng, thực
vật rừng quý hiếm đã được quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm
1992 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ).
1.2 Các loài động vật hoang dã
thông thường, khai thác, đánh bắt trực tiếp từ tự nhiên theo quy định trong Chỉ
thị số 359/TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ.
1.3 Các loại động vật, thực vật
hoang dã có tại Việt Nam và có tên trong Phụ lục I Công ước buôn bán quốc tế
các loài động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES).
1.4 Các loại động vật hoang dã
là thiên địch của chuột theo Chỉ thị số 09/1998/CT-TTg ngày 18/02/1998 của Thủ
tướng Chính phủ.
1.5. Tinh dầu trầm (gió bầu) và tinh
dầu xá xị theo quy định trong Quyết định số 45/1999/QĐ-BNN-KL ngày 02/03/1999 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Các loại động vật hoang dã và
thực vật rừng được xuất khẩu khi có những điều kiện như sau:
2.1. Đối với các loại động vật rừng,
thực vật rừng quý hiếm đã được quy định tại điểm 1.1 xuất khẩu vì mục đích
nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác quốc tế, sản phẩm từ thế hệ F2 do gây nuôi,
nhân giống phát triển tại trại thực hiện theo Thông tư số 04/NN/KL-TT ngày
05/02/1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.2 Các loài động vật hoang dã
thuộc mục 1.2 nhưng do gây nuôi, nhân giống, phát triển tại trại phải có xác nhận
của Chi cục kiểm lâm sở tại, bao gồm cả trăn, rắn có nguồn gốc nuôi sinh sản,
nhân giống tại trại nuôi hoặc tại các hộ gia đình. CITES Việt Nam căn cứ vào đó
để cấp giấy phép xuất khẩu.
2.3 Đối với loài động, thực vật
hoang dã thuộc mục 1.3, được xuất khẩu sản phẩm từ thế hệ F2 trở đi do nhân
nuôi, sinh sản tại trại với các điều kiện:
a/ Có trại nuôi do CITES quốc tế
xác nhận;
b/ Có quota do CITES quốc tế xét
cấp;
c/ CITES Việt Nam căn cứ vào đó
để tiến hành làm thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu.
3. Việc xuất khẩu các loài động
vật, thực vật hoang dã là thuỷ hải sản: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ thủy sản.
4. Nhập khẩu động vật hoang dã
và thực vật rừng: Trước khi nhập khẩu các loại động vật hoang dã và thực vật rừng
nêu ở mục 1.1 và 1.3 phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
D. Thức ăn và nguyên liệu sản
xuất thức ăn chăn nuôi
1. Đối với hàng hoá trong Danh mục
thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi được xuất nhập khẩu vào Việt
Nam năm 2000 quy định trong Quyết định số 35/2000/QĐ-BNN-KNKL ngày 5/4/2000 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị xuất nhập khẩu được xuất
khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
làm tại Hải quan cửa khẩu.
2. Khi nhập khẩu những loại chưa
có tên trong Danh mục thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi được
nhập khẩu vào Việt Nam năm 2000 thì phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Điều kiện bổ sung khi nhập khẩu:
Nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc từ thực vật cải mã di truyền phải được thể hiện
trên nhãn, mác, bao bì.
Đ. Phân bón
1. Đối với những loại phân bón
trong Danh mục được sử dụng và lưu thông tại Việt Nam quy định trong Quyết định
số 123/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 25 tháng 8 năm 1998, Quyết định sô
219/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 30/12/1998 về bổ sung các loại phân bón vào Danh mục
các loại phân bón được sử dụng và lưu thông tại Việt Nam và Quyết định số
12/2000/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/2/2000 về bổ sung các loại phân bón vào Danh mục
các loại phân bón được sử dụng và lưu thông tại Việt Nam, việc nhập khẩu thực
hiện theo Quyết định số 237/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 và Công văn số
192/CV-KTTH ngày 29/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối với những loại phân bón
chưa qua khảo nghiệm, thử nghiệm khi nhập khẩu phải có ý kiến bằng văn bản của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
E. Giống cây trồng và giống vật
nuôi
Việc xuất, nhập khẩu tất cả các
giống cây trồng, giống vật nuôi phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn trước khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Hải quan
cửa khẩu.
G. Nguồn gen cây trồng, vật
nuôi, vi sinh vật vì mục đích trao đổi khoa học kỹ thuật
Tất cả cây trồng, vật nuôi, vi
sinh vật là nguồn gen phục vụ cho nghiên cứu, thử nghiệm vì mục đích trao đổi
khoa học kỹ thuật khi xuất nhập khẩu phải có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
III. TIẾP NHẬN
VÀ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
1. Đơn vị xuất nhập khẩu có nhu
cầu xuất khẩu, nhập khẩu gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
được xem xét giải quyết. Hồ sơ gửi theo các địa chỉ sau:
a) Điểm 2 (Khoản A, Mục II): gửi
về Cục Thú y - phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại: 8696788, Fax:
8691311 hoặc cơ quan thường trực Cục Thú y tại TP. Hồ Chí Minh - 521 Hoàng văn
Thụ, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại: 8444024. Fax: 8569050.
b) Điểm 3 (Khoản B, Mục II): gửi
về Cục Bảo vệ thực vật - 149 Phố Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại:
8574663, Fax: 5530043 hoặc đại diện Cục tại TP. Hồ Chí Minh - 28 Mạc Định Chi,
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh; Điện thoại: 8221413, Fax: 8244187.
c) Điểm 2 và 4 (Khoản C, Mục
II): gửi về Cục Kiểm lâm - số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Điện thoại 7335674,
Fax: 7335685.
d) Khoản E (Mục II), Điểm 2 và 3
(Khoản D, Mục II): Gửi về Cục Khuyến nông và Khuyến lâm - số 2 Ngọc Hà, Ba đình
Hà Nội; Điện thoại 8432955, Fax: 8433811
e) Khoản G (Mục II), Điểm 2 (Khoản
Đ, Mục II: gửi Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm - số 2 phố Ngọc Hà,
Ba đình, Hà Nội, Điện thoại: 8237534, Fax: 8433637.
2. Các đơn vị xuất nhập khẩu
liên hệ với các cơ quan nói trên để được hướng dẫn chi tiết về hố sơ đăng ký từng
loại ngành hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
3. Trong thời gian 7 ngày, kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có văn bản
trả lời.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thông báo nội dung Thông tư này đến các doanh nghiệp thuộc phạm vi
quản lý để thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh
thì phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp.
Thông tư này thay thế các văn bản
hướng dẫn về xuất khẩu, nhập khẩu trước đây đối với các mặt hàng thuộc diện quản
lý chuyên ngành nông nghiệp. Đối với các lô hàng hoá thuộc đối tượng nêu trên kể
từ ngày 01/04/2000 được thực hiện theo Thông tư này.
DANH MỤC
VĂN BẢN GỬI KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ........
"Hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên
ngành nông nghiệp"
1. Thuốc thú y (2):
- Quyết định số
19/2000-QĐ-BNN-TY, ngày 03 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về Danh mục thuốc thú y được phép sản xuất, xuất khẩu, nhập
khẩu, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam năm 2000.
- Quyết định số
57/1999/QĐ-BNN-TY ngày 30/3/1999 về Danh mục thuốc thú y được phép sản xuất. xuất
khẩu, nhập khẩu, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam năm 1999.
2. Thuốc bảo vệ thực vật (1):
- Quyết định số
33/2000/QĐ-BNN-BVTV, ngày 3/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn
chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
3. Động vật hoang dã và thực vật
rừng (3):
- Nghị định số 18-HĐBT, ngày
17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định danh mục thực vật rừng, động
vật quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ.
- Thông tư số 04 NN/KL-TT, ngày
5/2/1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thi hành
Nghị định số 02/CP, ngày 5/1/1995 của Chính phủ quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm
kinh doanh thương mại và hàng hoá dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở
thị trường trong nước.
- Chỉ thị số 09/1998/TC-TTg,
ngày 18/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột
bảo về mùa màng.
4. Thức ăn chăn nuôi:
- Quyết định số 35/2000/QĐ-BNN-KNKL,
ngày 5/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về danh mục
thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu làm TACN được xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam
năm 2000.
5. Phân bón:
- Quyết định số
123/1998/QĐ/BNN-KHCN, ngày 25/8/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc ban hành danh mục các loại phân bón được sử dụng và lưu thông
ở Việt Nam.
- Quyết định số
219/1998/QĐ-BNN-KHCN, ngày 30/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc bổ sung 128 loại phân bón vào danh mục các loại phân bón được
sử dụng và lưu thông ở Việt Nam.
- Quyết định số
12/2000/QĐ-BNN-KHCN, ngày 15/02/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc bổ sung các loại phân bón vào danh mục các loại phân bón được
sử dụng vào lưu thông ở Việt Nam.