Thông tư 30-BTC/TCT năm 1991 về chế độ quản lý thu thuế đối với ngành khai thác thuỷ sản do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 30-BTC/TCT
Ngày ban hành 23/05/1991
Ngày có hiệu lực 23/05/1991
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phan Văn Dĩnh
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 30-BTC/TCT

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1991

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 30-BTC/TCT NGÀY 23-5-1991 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN

Thi hành Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức và Nghị định số 351-HĐBT, số 353-HĐBT ngày 2-10-1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết Luật thuế doanh thuLuật thuế lợi tức.
Căn cứ vào Pháp lệnh Thuế tài nguyên ngày 30-3-1990 của Hội đồng Nhà nước, Nghị định số 05-HĐBT ngày 7-1-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết Pháp lệnh Thuế tài nguyên và Thông tư số 07-TC/TCT ngày 7-2-1991 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành.
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của ngành khai thác thuỷ sản; sau khi thống nhất với Bộ Thuỷ sản, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức, Pháp lệnh thuế tài nguyên và chế độ quản lý thu thuế đối với ngành khai thác thuỷ sản như sau:

I- PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt trong nước hay nước ngoài, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên; có địa điểm cố định hay lưu động (dưới đây gọi chung là cơ sở khai thác) có hoạt động khai thác đánh bắt thuỷ sản tự nhiên thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam là đối tượng thi hành các luật thuế, Pháp lệnh thuế hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Những hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thuỷ sản không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này, bao gồm:

- Khai thác, đánh bắt thuỷ sản nuôi trồng.

- Thu mua, chế biến, kinh doanh xuất, nhập khẩu thuỷ sản.

- Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác kể cả trực tiếp phục vụ cho hoạt động khai thác thuỷ sản tự nhiên.

Những hoạt động này phải nộp thuế doanh thu, thuế lợi tức, thu sử dụng vốn ngân sách và các khoản phải nộp khác theo đúng chế độ hiện hành.

II- CHÍNH SÁCH THU VÀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ

1. Các chính sách thuế đang áp dụng đối với hoạt động khai thác thuỷ sản bao gồm:

- Thuế tài nguyên, là trả tiền khai thác tài nguyên của Nhà nước, được hạch toán vào chi phí khai thác của cơ sở.

- Thuế doanh thu tính trên doanh thu bán thuỷ sản khai thác.

- Thuế lợi tức thu vào tổ chức, cá nhân, có lợi tức kinh doanh khai thác thuỷ sản.

- Ngoài ra, tuỳ thuộc vào thành phần kinh tế mà các cơ sở khai thác thuỷ sản còn phải thực hiện các chính sách thu và thuế hiện hành như:

+ Các cơ sở khai thác thuộc kinh tế ngoài quốc doanh phải nộp thuế môn bài (là khoản lệ phí đăng ký hành nghề hàng năm) nộp ngay từ đầu năm theo loại hộ, bậc môn bài quy định tại Quyết định số 421-HĐBT ngày 10 tháng 12 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng.

+ Các cơ sở kinh tế quốc doanh phải nộp thu sử dụng vốn ngân sách 0,3% tháng, nộp khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách và các khoản phải nộp khác theo chế độ Nhà nước quy định.

2. Căn cứ tính thuế:

Căn cứ tính thuế là số lượng thuỷ sản tính thuế, giá tính thuế, và thuế suất.

a) Số lượng thuỷ sản tính thuế: là số lượng thuỷ sản thực tế khai thác trong kỳ:

- Đối với cơ sở khai thác lớn, thực hiện chế độ sổ sách chứng từ kế toán đúng quy định của Nhà nước (dưới đây gọi chung là cơ sở nộp thuế theo phương pháp kê khai), là số lượng thuỷ sản khai thác trong kỳ.

- Cơ sở khai thác nhỏ thực hiện khoán số lượng tính thuế (dưới đây gọi chung là cơ sở nộp thuế theo phương pháp khoán số lượng).

Phương pháp khoán phải là kết quả cộng tác chặt chẽ thường xuyên giữa ngành thuế và ngành thuỷ sản, phải dựa trên dự điều tra thực tế điển hình trong kỳ, kết hợp với tham khảo qua các năm trước về năng lực khai thác như: số đầu phương tiện, số mã lực (CV) công suất của phương tiện, ngành nghề đánh bắt, năng suất thực tế đánh bắt, điều kiện về lao động vật tư tiền vốn của từng cơ sở, mùa vụ, ngư trường khơi lộng v.v... để xác định số lượng khai thác.

Việc ấn định mức khoán số lượng làm căn cứ tính thuế cho từng cơ sở phải thực hiện chu đáo, bảo đảm công khai dân chủ, phải lập thành biên bản có ký nhận của cơ sở, ký duyệt của lãnh đạo cơ quan trực tiếp thu thuế trước khi lập số thuế và phát hành thông báo. Mức khoán số lượng tính thuế do Cục thuế tỉnh, thành phố cùng với cơ quan thuỷ sản thống nhất trình Uỷ ban nhân dân địa phương quy định, công bố chính thức để thực hiện ổn định trong 3 năm. Đối với các cơ sở khi có biến động khoảng 30% do tăng sản lượng khai thác thì phải xem xét điều chỉnh lại sản lượng cho phù hợp thực tế, bảo đảm sự đóng góp được công bằng.

b) Giá tính thuế: là giá bán thực tế bình quân từng loại thuỷ sản khai thác trong kỳ tính thuế trên thị trường địa phương.

- Đối với cơ sở khai thác nộp thuế theo phương pháp kê khai: giá tính thuế là giá bán thực tế bình quân từng loại thuỷ sản tại cơ sở khai thác ghi trên hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành.

Nếu thuỷ sản khai thác bán ra có doanh thu bằng ngoại tệ thì thuế tính bằng ngoại tệ và quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỉ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, hoặc có thể nộp bằng ngoại tệ theo quy định của Bộ Tài chính.

[...]