Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Nghị định 6-HĐBT năm 1991 Hướng dẫn Pháp lệnh Thuế tài nguyên ngày 30-03-1990 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu 6-HĐBT
Ngày ban hành 07/01/1991
Ngày có hiệu lực 07/01/1991
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Võ Văn Kiệt
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 6-HĐBT

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 1991

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG 6-HĐBT NGÀY 7-1-1991 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH THUẾ TÀI NGUYÊN NGÀY 30 THÁNG 3 NĂM 1990 CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh Thuế tài nguyên ngày 30 tháng 3 năm 1990 ban hành kèm theo Lệnh số 34-LCT/HĐNN8 ngày 9 tháng 4 năm 1990 của Hội đồng Nhà nước,

NGHỊ ĐỊNH:

I. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ, TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN.

Điều 1. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế và các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có khai thác tài nguyên dưới mọi hình thức đều là đối tượng nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Thuế tài nguyên.

Điều 2. Tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên thuộc chủ quyền của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là đối tượng tính thuế tài nguyên.

Điều 3. Không phải nộp thuế tài nguyên trong các trường hợp sau đây:

1. Đối với các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam hiện đang cư trú trong nước thuộc các thành phần kinh tế:

a. Khai thác các sản phẩm rừng tự nhiên đã phải nộp tiền nuôi rừng theo quy định tại quyết định số 116-HĐBT ngày 20 tháng 7 năm 1988 của Hội đồng bộ trưởng.

Bộ Tài chính và Bộ Lâm nghiệp phối hợp nghiên cứu để chuyển chế độ nộp tiền nuôi rừng sang chế độ nộp thuế tài nguyên theo Pháp lệnh Thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác sản phẩm rừng tự nhiên để áp dụng thống nhất, cùng một thời điểm trong cả nước.

b. Khai thác nguồn nước tự nhiên, trừ khai thác nguồn nước dùng cho sản xuất thuỷ điện.

2. Đối với các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam:

Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng đã được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư quyết định mức thu tiền tài nguyên trong giấy phép đầu tư trước ngày Pháp lệnh thuế tài nguyên có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục trả tiền nguyên, không phải nộp thuế tài nguyên cho đến hết thời hạn hợp đồng.

Điều 4. Trường hợp xí nghiệp liên doanh do bên nước ngoài và bên Việt Nam hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh chia sản phẩm, thì thuế tài nguyên phải nộp của xí nghiệp liên doanh hay của bên nước ngoài phải được xác định trong hợp đồng liên doanh đã được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y và tính vào phần sản phẩm chia cho bên Việt Nam. Khi chia sản phẩm khai thác, bên Việt Nam có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.

II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ BIỂU THUẾ TÀI NGUYÊN.

Điều 5. Căn cứ tính thuế tài nguyên là số lượng khai thác, giá tính thuế đơn vị tài nguyên nguyên khai và thuế suất đối với loại tài nguyên đó.

Điều 6. Số lượng tài nguyên khai thác để tính thuế tài nguyên là số lượng (trọng lượng, khối lượng) của từng loại tài nguyên nguyên khai khai thác trong kỳ (tháng, quý, năm), không phụ thuộc vào việc tiêu thụ tài nguyên.

Điều 7. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán thực tế tài nguyên nguyên khai của tổ chức hoặc cá nhân khai thác tài nguyên:

1. Đối với tài nguyên tiêu thụ tại thị trường Việt Nam bao gồm bán cho tiêu dùng nội địa hoặc bán cho một tổ chức khác để xuất khẩu, giá tính thuế là giá bán thực tế tài nguyên nguyên khai ở thời điểm tính thuế tài nguyên.

2. Đối với tài nguyên do tổ chức khai thác trực tiếp xuất khẩu, giá tính thuế là giá bán bình quân bằng ngoại tệ theo hợp đồng của tài nguyên đó tại cửa khẩu nước Việt Nam (FOB) ở thời điểm tính thuế tài nguyên.

3. Trường hợp tài nguyên nguyên khai không có giá bán như đã quy định tại điểm 1 và 2 Điều 7: (khai thác tài nguyên rồi tiếp tục chế biến; tài nguyên chứa nhiều hợp chất khác nhau thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên v. v...) thì Bộ Tài chính phối hợp với Bộ chủ quản để quy định cụ thể giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên.

Điều 8.

Thuế suất của từng loại tài nguyên tuỳ thuộc vào chất lượng của tài nguyên, điều kiện khai thác, vận chuyển tài nguyên, có tính đến thông lệ quốc tế và đối sách về thị trường tiêu thụ.

Biểu thuế suất từng nhóm tài nguyên quy định theo khung thuế suất như sau:

Nhóm và loại tài nguyên Thuế suất (%)

I- Khoáng sản kim loại 2 - 10%

[...]