Thông tư 110/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 169/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 110/2004/TT-BTC
Ngày ban hành 18/11/2004
Ngày có hiệu lực 20/12/2004
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Văn Tá
Lĩnh vực Vi phạm hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 110/2004/TT-BTC

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2004

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 110/2004/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG11 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 169/2004/NĐ-CP NGÀY 22/9/2004 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ

Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP, ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh giá;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 169/2004/NĐ-CP),.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này áp dụng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 169/2004/NĐ-CP.

2. Đối tượng áp dụng:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về giá mà không phải là tội phạm.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định 169/2004/NĐ-CP thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

3. Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá:

a) Cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực giá được giao mà có hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giá sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

b) Cơ quan nhà nước ban hành văn bản quy định giá không đúng thẩm quyền thì văn bản quy định không đúng thẩm quyền bị xử lý theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; người ký văn bản không đúng thẩm quyền bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 169/2004/NĐ-CP;

d) Vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm, hồ sơ được chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về hình sự;

e) Vi phạm quy định về giá trong các lĩnh vực mà đã bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó.

4. Nguyên tắc xử phạt

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 169/2004/NĐ-CP.

5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá

a) Những tình tiết giảm nhẹ đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 169/ 2004/NĐ-CP.

b) Những tình tiết tăng nặng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 169/2004/NĐ-CP.

c) Các khái niệm vi phạm có tổ chức, vi phạm nhiều lần, tái phạm được quy định tại Nghị định số 134/ 2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Cụ thể như sau:

- Vi phạm có tổ chức là trường hợp có hai người trở lên câu kết chặt chẽ với nhau, cố ý cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

- Vi phạm nhiều lần là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá trong khi trước đó đã vi phạm hành chính cũng trong lĩnh vực giá nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt.

- Tái phạm là trường hợp đã bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá nhưng chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành của quyết định xử phạt mà lại thực hiện vi phạm hành chính cũng trong lĩnh vực giá.

6. Thời hiệu xử phạt, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt, thời hạn phải chấp hành xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá

a) Thời hiệu xử phạt, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt, thời hạn phải chấp hành xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thực hiện theo quy định tại Điều 5, 6, 7 và Điều 23 Nghị định số 169/2004/NĐ-CP.

b) Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Cụ thể như sau:

- Thời hạn, thời hiệu được quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ