Thông tư 03-LĐ-TT năm 1956 hướng dẫn sắp xếp lao động thường ở các xí nghiệp Chính phủ và doanh nghiệp quốc gia vào thang lương 6 bậc do Bộ Lao động ban hành

Số hiệu 03-LĐ-TT
Ngày ban hành 21/01/1956
Ngày có hiệu lực 05/02/1956
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động
Người ký Nguyễn Văn Tạo
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03-LĐ-TT

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 1956 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC SẮP XẾP LAO ĐỘNG THƯỜNG Ở CÁC XÍ NGHIỆP CHÍNH PHỦ VÀ DOANH NGHIỆP QUỐC GIA VÀO THANG LƯƠNG 6 BẬC

Kính gửi:
Đồng kính gửi

Các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính Liên khu Việt bắc 3, 4, Tả ngạn, Khu tự trị Thái – Mèo, Hà nội, Hải phòng, Hồng quảng, Khu vực Vĩnh linh
Các ông Giám đốc Lao động các Liên khu Việt bắc 3, 4, Tả ngạn,
Hà nội, Hải phòng, Hồng quảng
Các vị Bộ trưởng các Bộ

 

Nghị định số 650-TTg ngày 30/12/1955 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các thang lương để sắp xếp cho cán bộ, công nhân và nhân viên làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp Chính phủ và doanh nghiệp quốc gia; trong đó có thang lương 6 bậc để xếp tất cả lao động thường ở các xí nghiệp Chính phủ và doanh nghiệp quốc gia.

Bộ ra thông tư này nhằm mục đích giải thích và hướng dẫn sắp xếp cho những anh chị em lao động thường vào thang lương 6 bậc.

I- MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA VIỆC BAN HÀNH THANG LƯƠNG LAO ĐỘNG THƯỜNG

Chính phủ ban hành thang lương lao động thường là căn cứ vào nhu cầu sản xuất và tình hình sử dụng nhân công ở các xí nghiệp hiện nay.

Có những anh chị em phục vụ cho những bộ phận trực tiếp hay gián tiếp sản xuất, không thuần túy một nghề mà làm nhiều công việc khác nhau. Có công việc đòi hỏi sức lao động, có công việc, có công việc tốn ít sức lao động. Có công việc đòi hỏi chuyên môn, lại có công việc đơn giản, không cần chuyên môn lắm.

Vì vậy cần phải chiếu cố đến hoàn cảnh công tác của mỗi loại, mỗi người, sắp xếp cho đúng để việc đãi ngộ được hợp lý.

Cần hiểu rõ:

- Không phải vì để giải quyết vấn đề phụ cấp gia đình mà phải có thang lương “lao động thường”. Vì phụ cấp ai có vẫn tạm giữ như cũ, ai không có vẫn tạm không có. Chờ nghiên cứu để giải quyết vấn đề phụ cấp chung cho các loại công nhân viên, không riêng gì “lao động thường”.

- Cũng không phải thang lương “lao động thường” là không có chuyên môn, không có nghề, mà nó bao gồm cả những công việc đòi hỏi phải có chuyên môn mới làm được.

- Tính chất công tác “lao động thường” là chung cho các loại xí nghiệp. Tính chất thợ chuyên nghiệp (thang lương 8 bậc) phản ánh sự sản xuất của xí nghiệp: “lao động thường ở đâu cũng có, còn thợ chuyên nghiệp là tùy theo tính chất sản xuất của từng loại xí nghiệp sản xuất thứ gì thì cần phải có thợ chuyên nghiệp về nghề đó.

Vì vậy các cấp cần giải thích để anh chị em được xếp vào thang lương này thấy rõ sự cần thiết phải phân biệt các loại công nhân viên trong một xí nghiệp để quy định mức hưởng thụ của từng loại cho tương xứng với sự cống hiến cho nến sản xuất chung. Tránh những quan niệm sai lầm, ảnh hưởng đến công tác.

II- NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VÀ SẮP XẾP VÀO THANG LƯƠNG “LAO ĐỘNG THƯỜNG”

1.- Do tính chất công việc của mỗi xí nghiệp có nhiều chỗ khác nhau cho nên các ngành, các xí nghiệp cần nắm vững việc xây dựng tiêu chuẩn và áp dụng cho sát.

Xây dựng tiêu chuẩn nhiều hay ít bậc là phải dựa vào hai điều kiện sau đây:

a) Yêu cầu thực tế của công việc trong xí nghiệp.

b) Tính chất công việc nặng hay nhẹ, chuyên môn ít hay nhiều.

Bộ tạm thời ấn định một số bậc cho một số công việc thuộc thang lương “lao động thường “để các ngành căn cứ vào đấy, tùy theo tính chất công tác ở ngành mình, cụ thể hóa các bậc đó ra thành tiêu chuẩn rõ ràng để xếp cho anh chị em. Cũng có những loại công việc không thể có tiêu chuẩn chuyên môn rành mạch (như gác cổng, cần vụ, liên lạc v..v…) thì dựa số bậc đã quy định sau đây rồi tùy phạm vi công việc lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ mà xếp cao hoặc thấp.

1.- Cấp dưỡng tập đoàn và bếp khách sạn …………6 bậc từ 6 đến 1

2.- Khuân vác…………… 5 bậc từ 6 đến 2

3.- Giữ trẻ ……………… 3 bậc từ 6 đến 3

(những người đã qua lớp mẫu giáo thì xếp theo thang lương hành chính)

4.- Gác cổng ……………..2 bậc từ 6 đến 5

5.- Quét dọn……………....2 bậc từ 6 đến 5

6.- Liên lạc……………….2 bậc từ 6 đến 5

[...]