Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thông tư 02/2003/TT-BTP hướng dẫn quản lý ngân sách ngành tư pháp năm 2003 do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 02/2003/TT-BTP
Ngày ban hành 17/03/2003
Ngày có hiệu lực 01/04/2003
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Uông Chu Lưu
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2003/TT-BTP

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 02/2003/TT-BTP NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NGÀNH TƯ PHÁP NĂM 2003

Căn cứ Quyết định số 181/2002/QĐ-TTg ngày 23/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2003;
Căn cứ Quy chế công khai tài chính đối với Ngân sách Nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán Ngân sách ban hành kèm theo các Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 và Quyết định số 182/2001/QĐ-TTg ngày 20/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 157/2002/QĐ-BTC ngày 24/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2003 cho Bộ Tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 07/2003/QĐ-BTP ngày 6/1/2003 về việc giao dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2003 cho cơ quan Thi hành án dân sự các địa phương và các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ.
Để các đơn vị chủ động tiết kiệm trong việc sử dụng kinh phí được cấp, nhằm thực hiện tốt Luật Ngân sách Nhà nước, Bộ hướng dẫn một số biện pháp điều hành dự toán thu, chi Ngân sách ngành Tư pháp năm 2003 như sau:

I. PHÂN BỔ CHI NGÂN SÁCH NĂM 2003

1. Định mức kinh phí chi thường xuyên

a) Năm 2003, Bộ cấp phát định mức chi khác trong chi thường xuyên cho cơ quan Thi hành án dân sự các địa phương, tăng từ 6,15% đến 7,9% so với năm 2002 (xem phụ lục kèm theo).

b) Lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp (Mục 100, Mục 102, Mục 106) được cấp phát theo mức lương tối thiểu 290.000đ (riêng chế độ bồi dưỡng cho chấp hành viên 100.000đ/người/tháng không được tính để hưởng các chế độ BHXH, BHYT).

c) Dự toán chi thường xuyên năm 2003 giao cho các Phòng THA được tính theo biên chế có mặt đến ngày 01/01/2003. Các trường hợp nâng bậc lương, tuyển dụng thêm biên chế... (nếu có), khi Bộ xét duyệt, sẽ được giao bổ sung dự toán ngân sách theo chế độ quy định.

2. Cấp phát hạn mức kinh phí

a) Hạn mức kinh phí cấp phát hàng quý cho các đơn vị dự toán trên cơ sở dự toán ngân sách được giao trong năm 2003, kể cả chi về lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp; riêng 2% kinh phí công đoàn Bộ Tài chính khấu trừ trực tiếp ngân sách Bộ Tư pháp để cấp phát cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Thông tư Liên tịch số 76/1999/TTLT/TC-TLĐ ngày 16/06/1999 của Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Vì vậy, các đơn vị không phải trích nộp 2% kinh phí công đoàn cho các tổ chức công đoàn cấp trên ở địa phương.

b) Bộ đã có Công văn số 03/TP-KHTC ngày 06/01/2003 thông báo cho Phòng Thi hành án dân sự các địa phương về tổng số kinh phí chi thường xuyên được giao năm 2003 (các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ sẽ có thông báo riêng). Để có căn cứ giao dự toán chi tiết cho các đơn vị sát với yêu cầu chi và theo đúng Mục lục Ngân sách Nhà nước, Bộ yêu cầu các đơn vị sớm gửi dự toán về Bộ theo mục chi như sau:

- Khi phân bổ dự toán đơn vị cần chú ý chi tiết đến 10 mục chủ yếu, bao gồm: Tiền lương (Mục 100), Phụ cấp lương (Mục 102), Tiền thưởng (Mục 104), Các khoản đóng góp (Mục 106), Vật tư Văn phòng (Mục 110), Hội nghị (Mục 112), Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định (Mục 117), Sửa chữa lớn tài sản cố định (Mục 118), Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành (Mục 119), Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn (Mục 145).

- Các mục còn lại (Mục 101, Mục 105, Mục 109, Mục 111, Mục 113, Mục 114 và Mục 144,...) được giao chung vào Mục chi khác (Mục 134). Khi rút kinh phí chi, đơn vị được sử dụng số tiền đã cấp ở Mục 134 để chi cho các mục khác và được hạch toán, quyết toán theo đúng nội dung chứng từ các mục đã chi.

c) Kinh phí thi đua khen thưởng và kinh phí quản lý ngành Bộ cấp cho các Sở Tư pháp thông qua Tài khoản HMKP của các Phòng Thi hành án. Khi chi tiêu xong, Sở Tư pháp có trách nhiệm kịp thời tổng hợp chứng từ chi chuyển cho Phòng THA để tổng hợp chung vào quyết toán của Phòng THA hàng quý, năm.

d) Việc cấp phát kinh phí cho Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Tạp chí Dân chủ &Pháp luật là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần chi phí nên được Bộ cấp gộp chung vào Mục 134 (Chi khác) (riêng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp chỉ cấp gộp chung vào Mục 134 (Chi khác) Loại 14 - Khoản 09, Loại 14 - Khoản 10 và Loại 14 - Khoản 12), khi chi đơn vị phải thực hiện hạch toán, quyết toán theo đúng nội dung chứng từ vào Mục lục NSNN tương ứng. Các Loại 14 - Khoản 11, Loại 14 - Khoản 21 và Loại 10 - Khoản 08 phải lập dự toán chi tiết theo Mục lục NSNN quy định.

3. Các khoản chi trong định mức chi khác bao gồm

Chi về cưỡng chế thi hành án, tiền mua biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ, tiền mua báo, tạp chí; tiền chi công tác phí, hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị chuyên đề, tiền tàu xe đi tập huấn, tiền tàu xe đi phép năm theo chế độ; tiền bảo hiểm ôtô (chỉ mua bảo hiểm dân sự), tiền sửa chữa thường xuyên tài sản cố định... các đơn vị phải tự cân đối trong phạm vi định mức để chi, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả.

4. Ngoài dự toán chi thường xuyên được giao theo định mức nói trên, trong năm 2003 các đơn vị còn được cấp bổ sung kinh phí để chi:

a) Kinh phí thi đua khen thưởng năm 2003, Bộ giao cho các đơn vị theo mức sau:

- Văn phòng Bộ, Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý, Cục Trợ giúp Pháp lý là 10% tổng quỹ tiền lương của đơn vị (Mục 100).

- Phòng Thi hành án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW là 7% tổng quỹ tiền lương của đơn vị (Mục 100).

- Các Sở Tư pháp là 3% tổng quỹ tiền lương (Mục 100) của cơ quan Thi hành án thuộc Sở Tư pháp quản lý (thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 02/TP-KHTC ngày 6/1/2003 của Bộ Tư pháp).

Nội dung chi kinh phí thi đua khen thưởng được thực hiện theo hướng dẫn tại Phần III-Thông tư số 08/2001/TT-BTP ngày 18/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

b) Năm 2003, Bộ dành một khoản kinh phí cấp hỗ trợ cho các Sở Tư pháp kinh phí quản lý ngành theo các mức:

+ Chi phí quản lý Đội THA thành phố, quận, thị xã thủ phủ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 1.000.000 đồng/đơn vị/năm.

+ Chi phí quản lý Đội THA vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo (nơi có hệ số phụ ấp khu vực từ 0,3 trở lên): 2.000.000 đồng/đơn vị/năm.

+ Chi phí quản lý Đội THA các huyện, thị còn lại: 1.500.000 đồng/đơn vị/năm.

Các khoản kinh phí hỗ trợ nói trên được cấp cho Sở Tư pháp theo số đơn vị hành chính cấp huyện của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung chi kinh phí quản lý ngành được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 01/TP-KHTC ngày 6/1/2003 của Bộ Tư pháp.

[...]