Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp

Số hiệu 12/2000/NĐ-CP
Ngày ban hành 05/05/2000
Ngày có hiệu lực 20/05/2000
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Đầu tư,Xây dựng - Đô thị

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2000

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 12/2000/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 5 NĂM 2000 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 52/1999/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 1999 CỦA CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ như sau:

1. Khoản 1, khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Tùy theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, dự án đầu tư trong nước được phân loại thành 3 nhóm: A, B, C để phân cấp quản lý. Đặc trưng của mỗi nhóm được quy định trong Phụ lục, có sửa đổi về mức vốn nhóm A, B ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Đối với các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án, trong đó nếu từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án có thể độc lập vận hành, khai thác và thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án được thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư, từ khâu lập, trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và quản lý quá trình thực hiện đầu tư như một dự án đầu tư độc lập.

2. Điểm c khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

c) Chủ trì cùng với Bộ, ngành, địa phương thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự án đầu tư và xây dựng thuộc nhóm A để cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trừ các dự án nhóm A thuộc các Bộ, ngành có xây dựng chuyên ngành thực hiện theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định này.

Thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, theo dõi, kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình xây dựng; đặc biệt về chất lượng các công trình xây dựng thuộc các dự án nhóm A.

3. Bổ sung khoản 6; khoản1, khoản 2 Điều 9 được sửa đổi như sau:

1. Vốn để lập các dự án quy hoạch bao gồm vốn điều tra, khảo sát, nghiên cứu, lập và xét duyệt dự án quy hoạch.

2. Vốn để lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết các trung tâm đô thị, quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và được cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định cuối cùng các loại dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, vùng kinh tế trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Điểm d, đ khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

d) Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) được quản lý thống nhất theo mục b khoản 2 Điều 21 của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. Cơ quan bố trí các nguồn vốn trên cho các dự án đầu tư phát triển phải bố trí đủ vốn đối ứng trong nước để đảm bảo thực hiện dự án.

- Bỏ điểm đ khoản 1.

c) Tổng cục trưởng, Cục trưởng trực thuộc Bộ; Tư lệnh các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc Phòng có thể được Bộ trưởng ủy quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm C;

5. Điều 11 được sửa đổi như sau:

1. Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư và trả nợ vốn vay đúng hạn; tổ chức cho vay chịu trách nhiệm thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và cung ứng vốn, giám sát thực hiện vốn vay đúng mục đích và thu hồi vốn vay. Đối với các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài do Nhà nước bảo lãnh, chủ đầu tư còn phải thực hiện các cam kết khi vay vốn theo quy định của pháp luật.

2. Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án của doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng) và khoản 4 Điều 1 Nghị định này.

Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước được quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm C. Riêng các Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tổng công ty 91), Hội đồng quản trị của Tổng công ty được quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C.

3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án đã được phân cấp được quyền quyết định các công việc trong quá trình thực hiện dự án theo các quy định của pháp luật.

Tổ chức cho vay vốn theo dõi và kiểm tra thực hiện đầu tư theo quyết định đầu tư và thực hiện quyết toán vốn đầu tư.

6. Điều 12 được sửa đổi như sau:

Thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

[...]