ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-------------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
|
Số:
46/TB-STTTT
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 08 năm 2008
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN NỘI DUNG LẬP DỰ ÁN ỨNG DỤNG ĐẦU TƯ, THIẾT
KẾ CƠ SỞ CỦA CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG; NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG, HẠNG MỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về quản lý chất lượng
công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 2 năm 2005 về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 09 năm 2006
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 về
sửa chữa, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6
năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 về hướng dẫn thi
hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 2 năm 2005 và Nghị định số
112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006;
Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản bằng vốn Nhà nước nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên của cơ quan nhà nước và Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 05 tháng
11 năm 2007 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC
ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành Quy định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn
ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 49/2008/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập Sở Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 61/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy định công tác quản lý các dự án, hạng
mục, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách
nhà nước thành phố Hồ Chí Minh,
Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thủ tục thực hiện, nội dung lập dự án ứng
dụng đầu tư, thiết kế cơ sở của các dự án công nghệ thông tin, bưu chính, viễn
thông; nội dung hoạt động, hạng mục công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách
nhà nước thành phố Hồ Chí Minh như sau:
I. BỘ PHẬN TIẾP
NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ:
Văn phòng Sở Thông tin và Truyền
thông thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 59 Lý Tự Trọng, P. Bến
Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 8 223 651
Fax: (08) 8 223 653
Email: stttt@tphcm.gov.vn
Lưu ý: Văn
phòng sẽ chỉ tiếp nhận hồ sơ chỉ khi hồ sơ trình nộp đầy đủ các nội dung theo
yêu cầu ở phần dưới.
Sau khi hồ sơ dự án, hoạt động,
hạng mục có kết quả thẩm định, đại diện chủ đầu tư dự án mang theo phiếu biên
nhận, nộp lệ phí thẩm định và ký nhận kết quả tại Văn phòng Sở Thông tin và
Truyền thông.
II. HỒ SƠ DỰ
ÁN:
A. Đối với dự án công nghệ
thông tin, bưu chính, viễn thông (sử dụng nguồn vốn tập trung và nguồn vốn sự
nghiệp):
1. Số bộ hồ sơ: 04 bộ (Đối với
các dự án cần hỏi ý kiến của các cơ quan liên quan, Sở sẽ yêu cầu chủ đầu tư
cung cấp thêm).
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình phê duyệt dự án.
b) Tờ trình thẩm định thiết kế
cơ sở.
c) Thuyết minh dự án đầu tư có
đóng dấu của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thực hiện (Phụ lục 1).
d) Thiết kế cơ sở (áp dụng cho
các dự án đầu tư xây dựng công trình) có đóng dấu của chủ đầu tư và của đơn vị
tư vấn, kèm văn bản thẩm định của các cơ quan liên quan (Phụ lục 2).
e) Thông báo giao kế hoạch vốn của
Sở Thông tin và Truyền thông hoặc văn bản chấp thuận chuẩn bị dự án của Ủy ban
nhân dân thành phố (nếu có).
f) Bản sao điện tử của hồ sơ dự
án (nếu có).
Hồ sơ các dự án đầu tư tài sản cố
định không kèm theo chi phí xây lắp thì không cần các tài liệu quy định tại điểm
b và điểm d.
B. Đối với các hoạt động, hạng
mục công nghệ thông tin (nguồn vốn sự nghiệp):
1. Số bộ hồ sơ: 04 bộ
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình phê duyệt dự toán
chi tiết hoạt động, hạng mục công nghệ thông tin.
b) Ý kiến bằng văn bản của cơ
quan chủ quản (nếu có).
c) Thông báo giao kế hoạch vốn của
Sở Thông tin và Truyền thông hoặc văn bản pháp lý liên quan đến chủ trương đầu
tư (văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận).
d) Thuyết minh hoạt động, hạng mục
công nghệ thông tin và dự toán chi tiết (Phụ lục 3).
III. HIỆU LỰC
THI HÀNH:
Thông báo này có hiệu lực kể từ
ngày ký, thay thế Thông báo số 06/TB-SBCVT ngày 24/6/2005 về hướng dẫn tạm thời
quy trình tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt các dự án ứng dụng công nghệ thông tin;
công trình đầu tư chuyên ngành công nghệ thông tin, công trình bưu chính, viễn
thông sử dụng vốn ngân sách thành phố; Thông báo số 07/TB-SBCVT ngày 05/7/2005
về việc hướng dẫn tạm thời quy trình tiếp nhận, xét duyệt Dự toán chi tiết các
công việc và hạng mục công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách sự nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng
hợp và nghiên cứu giải quyết.
Nơi nhận:
- UBND TP (để b/c);
- Các Sở-ngành, quận-huyện;
- Các Chủ đầu tư;
- Ban GĐ;
- PCNTT, PBCVT, Ttra, VP;
- Lưu: VT, PKHTH (ĐC.100)
|
GIÁM
ĐỐC
Lê Mạnh Hà
|
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Giới thiệu dự án:
a) Tên dự án.
b) Mục tiêu đầu tư dự án (tóm tắt).
c) Các căn cứ pháp lý liên quan
trực tiếp đến dự án.
d) Tổng mức đầu tư.
e) Thời gian thực hiện dự án.
f) Chủ đầu tư dự án.
g) Cơ quan chủ quản đầu tư.
h) Đơn vị tư vấn.
2. Sự cần thiết phải đầu tư:
a) Mục tiêu đầu tư dự án (nêu cụ
thể).
b) Khảo sát và phân tích hiện trạng
(kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật…):
- Cơ cấu tổ chức: Liệt kê các
phòng ban đơn vị, các cơ quan bên ngoài liên quan với hệ thống (dạng sơ đồ), mô
tả sơ lược các chức năng nhiệm vụ liên quan đến nội dung sẽ đầu tư…;
- Quy trình tổ chức quản lý và xử
lý nghiệp vụ: Mô tả sơ bộ quy trình tổ chức quản lý và xử lý nghiệp vụ liên
quan đến nội dung sẽ đầu tư trong hệ thống.
- Hạ tầng kỹ thuật của các phòng
ban thuộc hệ thống sẽ đầu tư: Các thông số kỹ thuật của thiết bị có sẵn và đánh
giá khả năng tận dụng cho hệ thống sẽ đầu tư.
- Hồ sơ, dữ liệu liên quan đến nội
dung đầu tư, yêu cầu và cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các phòng ban
và với các cơ quan liên quan bên ngoài.
- Các cơ sở dữ liệu, khả năng
tích hợp với hệ thống sẽ xây dựng.
- Các ứng dụng: Liệt kê các ứng
dụng, các vấn đề được các ứng dụng giải quyết; công nghệ, môi trường triển
khai. Đánh giá khả năng tích hợp với hệ thống sẽ xây dựng.
- Nhân lực (đối tượng tham gia hệ
thống): đánh giá khả năng thích ứng với hệ thống.
c) Sự cần thiết đầu tư.
d) Các điều kiện khó khăn và thuận
lợi.
3. Quy mô đầu tư:
a) Các hạng mục đầu tư: trình
bày về các hạng mục cần đầu tư:
- Hạ tầng kỹ thuật: nêu qui cách
kỹ thuật chủ yếu của các hạng mục hạ tầng kỹ thuật (máy chủ, máy trạm, hạ tầng
và thiết bị mạng, các thiết bị ngoại vi, thiết bị chống sét và thiết bị đảm bảo
an ninh…); các dự án đã có lập thiết kế cơ sở chỉ cần trình bày tóm tắt nội
dung này;
- Các phần mềm sử dụng: nêu các
phần mềm hệ thống (giải pháp nền); các phần mềm ứng dụng, xác định đối tượng và
nghiệp vụ sử dụng, sơ đồ triển khai;
- Cơ sở dữ liệu: mô tả các hạng
mục dữ liệu, kiểu dữ liệu, đối tượng và mục đích sử dụng, phương án kế thừa các
dữ liệu đã có và tích hợp các dữ liệu của các chuyên ngành liên quan;
- Đào tạo nhân lực hệ thống: Xác
định đối tượng đào tạo, nội dung và thời gian cần đào tạo.
b) Quy mô: trình bày quy mô và
khối lượng đầu tư của từng hạng mục (có thể dựa trên thiết kế cơ sở).
4. Phân tích và định hướng lựa
chọn công nghệ:
a) Phân tích và lựa chọn các
công nghệ mang tính phổ biến hoặc mới, phù hợp với mục tiêu đầu tư, trong đó:
- Các công nghệ hạ tầng kỹ thuật
được lựa chọn. Đánh giá ưu, khuyết điểm của từng công nghệ có thể phù hợp với dự
án và lựa chọn công nghệ thích hợp.
- Phần thu thập và xây dựng dữ
liệu cần xác định sơ bộ phương án thiết kế kỹ thuật.
- Giải pháp nền và phần mềm ứng
dụng cần có thiết kế sơ bộ, chủ yếu trình bày mục đích và các chức năng chính của
hệ thống.
b) Phân tích thời gian khai thác
hiệu quả (khấu hao) của hệ thống được đầu tư.
5. Tổng mức đầu tư dự án:
a) Các căn cứ xác định tổng mức
đầu tư: Phần này cần nêu các văn bản pháp lý, các quy định về định mức chi phí
phục vụ cho dự toán kinh phí; Các báo giá thiết bị của nhà cung cấp trên thị trường
tại thời điểm lập dự án; trường hợp không có các điều kiện trên thì sử dụng các
đơn giá của các dự án tương tự đã được phê duyệt.
b) Xác định tổng mức đầu tư
(mang tính khái toán):
- Chi phí đầu tư;
- Chi phí lắp đặt, chi phí máy
móc, thiết bị;
- Chi phí mua sắm phần mềm, tạo
sơ sở dữ liệu;
- Chi phí đào tạo.
- Các chi phí khác liên quan
(phù hợp với quy định hiện hành).
c) Các chi phí khác: chi phí chuẩn
bị đầu tư (gồm khảo sát, lập quy hoạch, lập dự án, thiết kế cơ sở, chi phí thẩm
định, chi phí lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, chi phí
tư vấn giám sát, chi phí các hình thức quản lý dự án, chi phí bảo hiểm, chi phí
quyết toán công trình,…).
d) Nguồn vốn đầu tư.
e) Nhu cầu vốn theo tiến độ (phần
này trình bày các mốc thời gian và vốn cần thiết để triển khai).
6. Tổ chức thực hiện, cơ chế
quản lý và khai thác dự án đầu tư:
a) Tiến độ thời gian thực hiện dự
án:
- Các mốc thời gian chính thực
hiện đầu tư.
- Thời gian khởi công chậm nhất.
- Thời gian hoàn thành chậm nhất.
b) Kiến nghị hình thức quản lý
thực hiện dự án.
c) Xác định mối quan hệ và trách
nhiệm của các cơ quan liên quan (Chủ đầu tư, cơ quan chủ quản, tư vấn, nhà thầu,
tư vấn giám sát…).
d) Phân tích rủi ro và biện pháp
phòng ngừa: nêu đầy đủ những rủi ro có thể xẩy ra và các biện pháp phòng ngừa.
e) Cơ chế quản lý và khai thác dự
án sau khi hoàn thành: tổ chức bộ máy quản lý, nguyên tắc tổ chức và điều hành,
các chi phí vận hành, bảo trì và nâng cấp (nếu có).
7. Kế hoạch đấu thầu: Nêu
rõ các phần sau:
- Phần đã thực hiện bao gồm công
việc liên quan tới chuẩn bị dự án với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực
hiện.
- Phần công việc không áp dụng
được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu.
- Phần kế hoạch đấu thầu bao gồm
những công việc hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình
thức lựa chọn nhà thầu (nêu số lượng gói thầu. Đối với từng gói thầu, nêu các nội
dung về giá trị, phương thức, hình thức, hình thức hợp đồng và thời gian thực
hiện của các gói thầu).
(Xây dựng kế hoạch đấu thầu
theo đúng quy định Luật Đấu thầu và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP).
8. Kết luận và kiến nghị:
a) Hiệu quả đầu tư: Phân tích hiệu
quả về kinh tế - xã hội của dự án;
b) Kiến nghị.
PHỤ LỤC 2
NỘI DUNG THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN, BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
1. Giới thiệu khái quát về dự
án đầu tư:
a) Tên dự án.
b) Các căn cứ pháp lý.
c) Chủ đầu tư.
d) Cơ quan chủ quản đầu tư.
e) Đơn vị tư vấn thiết kế.
2. Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế:
a) Tóm tắt mối liên hệ của công
trình với hiện trạng và quy hoạch tổng thể:
- Số liệu hiện trạng (Liệt kê cụ
thể số liệu hiện trạng liên quan đến các hạng mục đầu tư).
- Giới thiệu các quy hoạch hoặc
các dự án trước đây có liên quan.
- Mối liên hệ của công trình với
hiện trạng.
- Mối quan hệ của công trình với
các dự án liên quan khác và quy hoạch tổng thể.
- Khả năng kế thừa: Xác định khả
năng kế thừa các số liệu hiện trạng trong công trình đầu tư.
b) Nhu cầu xây dựng công trình.
3. Danh mục các chuẩn, tiêu
chuẩn áp dụng
Liệt kê và mô tả các chuẩn cho từng
hạng mục đầu tư, gồm chuẩn công nghệ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn về
định mức đơn giá. Đối với các chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, cần phân tích
lý do áp dụng các chuẩn và tiêu chuẩn; trong một số trường hợp nếu không có
tiêu chuẩn thì có thể liệt kê các dự án tương tự để áp dụng hoặc các tiêu chuẩn
tương đương và có thuyết minh làm rõ căn cứ áp dụng.
4. Công nghệ và lựa chọn giải
pháp:
a) Thuyết minh công nghệ: Phân
tích việc lựa chọn công nghệ dựa trên các công nghệ đã được định hướng ở phần
thuyết minh của dự án đầu tư, phân tích sự phù hợp chức năng của công nghệ với
yêu cầu dự án, tính mở, khả năng kế thừa, khả năng tích hợp, khả năng triển
khai, tính kinh tế để chọn công nghệ phù hợp cho các hạng mục đầu tư.
b) Thuyết minh giải pháp và các
sơ đồ, bản vẽ giải pháp; thuyết minh việc lựa chọn các giải pháp nền, giải pháp
thiết kế.
5. Thuyết minh và các sơ đồ,
bản vẽ thiết kế cơ sở:
a) Sơ đồ, bản vẽ:
- Sơ đồ hệ thống: trình bày các
khối chức năng.
- Thuyết minh sơ đồ hệ thống:
thuyết minh chức năng của từng khối, mối quan hệ giữa các khối.
- Phương án kế thừa và tích hợp
hệ thống, phương án bảo mật: trình bày phương án kế thừa hệ thống hiện tại và
tích hợp với các hệ thống liên quan, phương án bảo mật của hệ thống.
b) Thành phần hệ thống: Thuyết
minh thành phần hệ thống và các sơ đồ, bản vẽ; thành phần hệ thống có thể bao gồm
một hoặc nhiều nội dung sau:
- Hạ tầng kỹ thuật (máy chủ, máy
trạm, mạng và thiết bị mạng, các thiết bị ngoại vi…), bản vẽ và thuyết minh.
- Phần mềm hệ thống trình bày đối
tượng và mục đích sử dụng.
- Phần mềm ứng dụng: phân tích
chức năng, đối tượng và mục đích sử dụng, sơ đồ dòng dữ liệu.
- Cơ sở dữ liệu: thuyết minh dữ
liệu tương ứng với các phần mềm ứng dụng.
6. Danh mục các thiết bị, hạng
mục đầu tư:
a) Hạ tầng kỹ thuật: danh mục
thiết bị, thông số kỹ thuật, đơn giá trang thiết bị.
b) Dữ liệu: khối lượng và đơn
giá.
c) Phần mềm: danh mục các phần mềm
và đơn giá.
d) Đào tạo: danh mục đào tạo bao
gồm đối tượng, nội dung, phương án đào tạo, dự kiến kinh phí và yêu cầu kết quả.
e) Xác định tổng mức chi phí.
7. Tiến độ đầu tư: Xác định
tiến độ đầu tư cho từng hạng mục.
8. Rủi ro và biện pháp phòng
ngừa:
a) Mô tả các rủi ro, sự cố kỹ thuật
có thể xảy ra của hệ thống.
b) Xác định các phương án, biện
pháp phòng ngừa, xử lý, khắc phục các rủi ro này.
PHỤ LỤC 3
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG, HẠNG MỤC CNTT
1. Giới thiệu:
a) Tóm tắt mục tiêu đầu tư: mục
tiêu tổng quát các hoạt động, hạng mục công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn
ngân sách sự nghiệp (sau đây gọi tắt là hoạt động, hạng mục).
b) Các căn cứ pháp lý: Các căn cứ
liên quan trực tiếp đến các hoạt động, hạng mục.
c) Tổng mức kinh phí.
d) Thời gian thực hiện.
e) Cơ quan, đơn vị thực hiện.
f) Cơ quan chủ quản đầu tư.
g) Đơn vị tư vấn (nếu có).
2. Danh mục các hoạt động, hạng
mục (lập danh sách các hoạt động, hạng mục kèm theo thuyết minh):
a) Hạ tầng kỹ thuật: Danh mục
thiết bị, hệ thống chống sét,… giải trình sự cần thiết của từng thiết bị, các
thông số kỹ thuật, số lượng, đơn giá thiết bị.
b) Phần mềm:
- Phần mềm hệ thống (Hệ điều
hành, DBMS, GIS, Portal,…): cần trình bày mục đích, các chức năng chính của phần
mềm hệ thống và đối tượng sử dụng.
- Phần mềm ứng dụng đã được Sở Thông
tin và Truyền thông đồng ý triển khai diện rộng: lập danh sách các phần mềm.
- Phần mềm mới: xác định đối tượng
và nghiệp vụ sử dụng; mô tả quy trình tổ chức quản lý và xử lý nghiệp vụ liên
quan; phân tích các giải pháp công nghệ; lựa chọn công nghệ (nêu sự phù hợp chức
năng của công nghệ với yêu cầu mua sắm, tính mở, khả năng kế thừa, khả năng
tích hợp, khả năng triển khai và tính kinh tế của phần mềm mới).
c) Cơ sở dữ liệu (đi kèm với các
phần mềm ứng dụng):
- Xác định phương án thu thập và
xây dựng dữ liệu;
- Phân tích giải pháp công nghệ
trong xây dựng, trao đổi dữ liệu;
- Các chuẩn áp dụng, quy trình
thực hiện;
- Phương án kế thừa và tích hợp
các cơ sở dữ liệu đã đầu tư, các dữ liệu của các chuyên ngành liên quan.
d) Đào tạo nhân lực: tổng hợp danh
mục đào tạo bao gồm đối tượng, nội dung, phương án đào tạo, dự kiến kinh phí và
yêu cầu kết quả.
e) Bảo mật mạng và an toàn thông
tin.
f) Triển khai, hiệu chỉnh và
chuyển giao công nghệ.
g) Duy trì và nâng cấp hệ thống.
3. Tổng mức kinh phí: tổng
mức kinh phí và kinh phí thực hiện theo từng quý.
4. Tổ chức thực hiện.
5. Kế hoạch chi tiết triển
khai các công việc và hạng mục.
6. Kế hoạch đấu thầu: Nêu
số lượng, giá trị, phương thức, hình thức và thời gian thực hiện của các gói thầu.
7. Phân tích rủi ro và biện
pháp phòng ngừa (nếu có): nêu đầy đủ những rủi ro có thể xảy ra và các biện
pháp phòng ngừa.