Thông báo 05/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 05/TB-VPCP
Ngày ban hành 08/01/2014
Ngày có hiệu lực 08/01/2014
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Hữu Vũ
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2014

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC - CHỦ TỊCH ỦY BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2013 VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2014

Ngày 31 tháng 12 năm 2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014. Tham dự Hội nghị có các y viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, y viên Ban Thường trực; lãnh đạo và thành viên Ban An toàn giao thông 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, phát biểu tham luận của các đại biểu dự họp và phát biểu của các y viên Ủy ban, Ban Thường trực và lãnh đạo Ban An toàn giao thông một số địa phương, Phó Thtướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Thống nhất với báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về đánh giá các mặt công tác thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong năm 2013.

1. Về những kết quả nổi bật

Năm 2013 tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông và là năm thứ hai số người chết vì tai nạn giao thông tiếp tục giảm xuống dưới 10.000 người. Điều đó thể hiện quyết tâm, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt có sự cố gắng của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, đoàn thể như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,... đã có đóng góp tích cực với nhiều giải pháp và mô hình mới, sáng tạo. Nhiều địa phương đã triển khai hiệu qunhiều mô hình mới. Có 21 tỉnh, thành phố giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, trong đó có 17 tỉnh, thành phố có số người chết giảm trên 10%, vượt chỉ tiêu đề ra là: Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Quảng Nam, Tây Ninh, Vĩnh Long, Hòa Bình, Sóc Trăng, Quảng Bình, An Giang, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Bình Định, Thái Nguyên, Kon Tum, Yên Bái, Bạc Liêu, Long An. Đặc biệt, có 3 tỉnh giảm trên 20% cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương là: Đồng Nai, Quảng Nam và Tây Ninh.

Nhiều địa phương đã đưa nội dung đảm bảo trật tự, an toàn giao thông là tiêu chí quan trọng để bình xét, thi đua, khen thưởng cuối năm đối với đảng viên, cán bộ, công chức, sinh viên, học sinh và bình xét danh hiệu Gia đình văn hóa.

Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp đột phá được thực hiện quyết liệt, góp phần giảm đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông.

2. Một số hạn chế, tồn tại

Nhìn chung, tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông vẫn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Số vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản vẫn còn ở mức cao, số người chết vì tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng chưa đạt mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra là giảm từ 5 - 10% số người chết vì tai nạn giao thông so với năm trước. Năm 2013 vẫn còn 19 tỉnh có số người chết vì tai nạn giao thông tăng là: Gia Lai, Trà Vinh, Lâm Đồng, Đà Nng, Nam Định, Bình Dương, Tiền Giang, Cần Thơ, Cao Bằng, Khánh Hòa, Hà Giang, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Điện Biên, Lai Châu, Thừa Thiên - Huế, Lào Cai, Bến Tre, Ninh Thuận. Trong đó, có 04 tỉnh tăng cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông là: Gia Lai, Trà Vinh, Cần Thơ, Lai Châu; có 3 tỉnh có số người chết tăng cao trên 20% là: Ninh Thuận (39,2%), Bến Tre (27,7%), Lào Cai (23,8%).

Nguyên nhân chính của các tồn tại là:

- Một số Bộ, ngành, địa phương còn nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương; có hiện tượng chủ quan, lơ là, thậm chí buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

- Một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành chậm so với kế hoạch, vẫn còn những quy định chưa sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra, một số quy định có tính khả thi chưa cao, còn tồn tại những sơ hở để vi phạm pháp luật hoặc gây khó khăn cho việc xlý vi phạm.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông ở một số địa phương chưa được duy trì thường xuyên mà chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm. Nội dung tuyên truyền còn chung chung, chưa sát với thực tế sát với đối tượng được tuyên truyền; hình thức tuyên truyền còn thiếu sáng tạo.

- Công tác tổ chức giao thông vẫn còn nhiều bất cập như việc phân làn, phân luồng giao thông chưa phù hp, thiếu khoa học dẫn đến phải thay đổi nhiều lần; hệ thống bến, bãi trông giữ xe, các điểm đón, trả khách còn thiếu và chưa đủ các công trình phụ trợ. Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn xảy ra vào giờ cao điểm.

- Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy tại một số đơn vị, địa phương còn buông lỏng; hiệu lực của công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt động kinh doanh vận tải còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe, cơ sở đăng kiểm chưa kịp thời. Tại nhiều địa phương, lực lượng Thanh tra giao thông mới chtập trung phát hiện, xử lý vi phạm ca lái xe, chưa quan tâm đến kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm quy định pháp luật của doanh nghiệp, Hợp tác xã vận tải, chủ phương tiện. Một số cán bộ đăng kiểm còn thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà, tiêu cực.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CUỐI NĂM 2013 VÀ NĂM 2014

1. Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và các lễ hội Xuân 2014

Các Bộ, cơ quan và địa phương cần khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả Công điện s 484/CĐ-UBATGTQG ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đt nghỉ Tết Nguyên đán năm 2014.

2. Trong năm 2014

a) Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW; hoàn thiện ngay bộ tiêu chí đánh giá, ban hành quy định và hướng dẫn quy trình triển khai để gắn nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông với kết quả thực hiện công tác của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đối với những cán bộ, đảng viên trực tiếp thực thi công vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

b) Các Bộ: Giao thông vận tải, Công an tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm vì nhân dân phục vụ của người thực thi công vụ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tập trung các lĩnh vực trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, như: tuần tra xử lý vi phạm, đăng ký, đăng kiểm phương tiện; đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; cấp Giấy phép vận tải. Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành quy trình, quy chế, điều lệnh đối với cán bộ, công chức, chiến sỹ, nhất là trong các lĩnh vực đào tạo, sát hạch cấp Giy phép lái xe, đăng ký, đăng kiểm phương tiện, hoạt động vận tải,...; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi sai phạm, tiêu cực trong thực thi công vụ.

Phân công, phân cấp cụ thể trong quản lý, điều hành giao thông, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, địa phương trong giải quyết, khc phục tai nạn giao thông.

c) Các Bộ, ngành rà soát ngay các văn bản quy phạm pháp luật đã nêu trong Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Những văn bản nào chưa ban hành cần nghiên cứu xây dựng và ban hành bổ sung ngay theo thẩm quyền trong năm 2014, đặc biệt là các văn bản liên quan trực tiếp đến các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.

d) Bộ Giao thông vận tải tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo chủ đề Năm an toàn giao thông 2014 "Siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện", cụ thể:

- Triển khai thực hiện quyết liệt Công điện số 1966/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện biện pháp kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ. Hoạt động kiểm soát tải trọng xe phải triển khai đồng loạt ở tt cả các địa phương, trên các tuyến giao thông, tập trung vào đối tượng xe chở khách, xe tải nặng, xe container, xe chở vật liệu xây dựng; các vi phạm chở quá tải trọng phải được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

- Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, điều kiện kinh doanh vận tải đối với xe khách 2 tầng, xe giường nằm, trong đó quy định cụ thể về tuyến đường, khung giờ chạy xe, độ tuổi lái xe và bằng lái xe,... đối với loại hình vận tải này.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ