Thông báo 424/TB-VPCP năm 2013 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP về giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 424/TB-VPCP
Ngày ban hành 19/11/2013
Ngày có hiệu lực 19/11/2013
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Cao Lục
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 424/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2013

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC - CHỦ TỊCH ỦY BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT 02 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 88/NQ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG.

Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chtịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tham dự Hội nghị có các y viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, y viên Ban Thường trực; lãnh đạo và thành viên Ban An toàn giao thông 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, phát biểu tham luận của các đại biểu dự họp và phát biểu của các y viên Ủy ban, Ban Thường trực và lãnh đạo Ban An toàn giao thông một số địa phương, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt được:

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của ngưi tham gia giao thông có nhiều chuyn biến tốt, trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ được nâng cao; bước đầu thiết lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi cả nước và giảm cơ bản ùn tắc giao thông ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Số vụ vi phạm, số người chết, số người bị thương đều giảm sâu cả 3 tiêu chí. Qua đó, khẳng định các giải pháp mà Chính phủ đã chỉ đạo, nhất là các giải pháp trong Nghị quyết số 88/NQ-CP là phù hợp với thực tiễn, khả thi cao và cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ hơn trong các năm tiếp theo.

Các Bộ, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội đã tích cực tham gia vào công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp và mô hình mới, sáng tạo như: cuộc vận động "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông", mô hình Cổng trường an toàn,...

một số địa phương, nhiều mô hình mới về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được triển khai hiệu quả, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông như tỉnh Bắc Ninh có mô hình gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc bảo đảm an toàn giao thông; thành phố Đà Nng có mô hình phân tách làn ô tô - xe máy trên một số tuyến phố, chiến dịch khuyến khích đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn; thành phố Hà Nội có mô hình Tổ công tác đặc biệt 141 (phối hợp giữa cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và cảnh sát hình sự) để tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; thành phố Hồ Chí Minh có mô hình ký cam kết thực hiện giữa thành phố - quận (huyện) - xã (phường) - nhân dân; tnh An Giang và Tây Ninh với mô hình công chức, viên chức nói không với rượu bia vào buổi trưa...

Một số giải pháp đột phá được thực hiện quyết liệt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương đã góp phần giảm ùn tắc giao thông như: hoàn thành các tuyến đường vành đai, các trục hướng tâm; lắp đặt cầu vượt cho xe có tải trọng nhẹ; đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường trên các tuyến phố chính; bố trí lệch giờ làm việc, học tập,...

Một số địa phương đã đạt kết quả nổi bật trong triển khai, thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP như Hà Nội, Đà Nng, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Tây Ninh,… đã làm tốt giảm sâu cả 3 tiêu chí và có những biện pháp quyết liệt.

2. Một shạn chế, tồn tại:

Bên cạnh các kết quả đạt được nêu trên, tình hình trật tự, an toàn giao thông nhìn chung vẫn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây thiệt hại về người và tài sản vẫn còn ở mức cao. Trong 10 tháng đầu năm 2013, số người chết vì tai nạn giao thông vẫn còn tăng. Tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vẫn diễn ra phổ biến; một số giải pháp nêu trong Nghị quyết số 88/NQ-CP chưa được các Bộ, ngành quan tâm triển khai theo đúng tiến độ. Trong đó, cần lưu ý một số tồn tại, hạn chế sau:

- Một số văn bản quy phạm pháp luật chưa được các Bộ trình Chính phủ hoặc ban hành chậm so với thời hạn quy định tại Nghị quyết số 88/NQ-CP.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông ở một số địa phương chưa được duy trì thường xuyên (chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm). Nội dung tuyên truyền còn chung chung, chưa sát với thực tế ca một số địa phương hay đối tượng được tuyên truyền...

- Công tác tổ chức giao thông vẫn còn bất cập: việc phân làn, phân luồng giao thông chưa phù hợp, thiếu khoa học dẫn đến phải thay đổi nhiều lần; việc bố trí các biển báo, đèn tín hiệu nhiều nơi chưa hợp lý; hệ thống bến, bãi trông giữ xe, các điểm đón, trkhách còn thiếu và chưa đủ các công trình phụ trợ. Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh còn xảy ra vào giờ cao điểm.

- Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy tại một số đơn vị, địa phương còn buông lỏng; hiệu lực của công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt động kinh doanh vận tải còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe, cơ sở đăng kiểm chưa kịp thời. Một số cán bộ đăng kiểm còn thiếu trách nhiệm, hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng liên quan chưa thực sự chặt chẽ, đồng bộ. Một số cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ còn hạn chế về trình độ, năng lực, hiện tượng tiêu cực, vi phạm quy trình xử lý còn xảy ra. Việc xử lý các lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông còn hạn chế.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI

Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian tới vẫn là một thách thức lớn. Vì vậy, đề nghị các Bộ, ngành và các tnh, thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp trọng tâm nêu trong Nghị quyết số 88/NQ-CP với những nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tiến hành rút kinh nghiệm tcác giải pháp đã triển khai thành công trong Nghị quyết số 88/NQ-CP, đồng thời rà soát tìm ra các nguyên nhân, các giải pháp đã đưa ra mà chưa thực hiện được, như: việc di dời trụ sở các cơ quan, bệnh viện, các trường đại học, cao đẳng ra khỏi trung tâm thành phố; bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành bổ sung ngay theo thẩm quyền trong năm 2014 đối với các văn bản quy phạm pháp luật, các Đ án đã nêu trong Nghị quyết số 88/NQ-CP chưa được ban hành; đặc biệt là các văn bản liên quan trực tiếp đến các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: Thông tư quy định về việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; Đán phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các đô thị lớn; Nghị định quy định về các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông còn chậm ban hành so với hiệu lực của Luật xử lý vi phạm hành chính,...

- Tiếp tục đề xuất và triển khai các giải pháp mang tính đột phá trên tinh thần giảm và kiềm chế bằng được tai nạn giao thông, khắc phục các điểm nghẽn, điểm ùn tắc về giao thông. Phân công, phân cấp cụ thtrong quản lý, điều hành giao thông, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, địa phương trong giải quyết, khắc phục tai nạn giao thông.

2. Bộ Giao thông vận tải:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải, tập trung triển khai, thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo chủ đề Năm an toàn giao thông 2014 "Siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng xe", với các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Phối hợp với Bộ Công an tăng cường tuần tra, kiểm soát giải quyết dứt điểm tình trạng xe quá khổ, quá tải trong đó tập trung vào đối tượng xe tải nặng, xe Container, xe chở vật liệu xây dựng, xe chở khoáng sản.

- Rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, điều kiện kinh doanh vận tải đối với xe khách 2 tầng, xe giường nằm, trong đó quy định cụ thể về tuyến đường, khung giờ chạy xe, độ tuổi lái xe và bằng lái xe... đối với loại hình vận tải này nhm ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra.

- Tiếp tục siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải đối với xe khách, xe Container, xe tải nặng, khẩn trương đưa Trung tâm tích hợp dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình vào hoạt động nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến loại phương tiện này.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ