Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 891/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 do tỉnh Gia Lai ban hành

Số hiệu 891/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/12/2017
Ngày có hiệu lực 01/01/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Kpă Thuyên
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 891/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 26 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THU, CHI TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG NĂM 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR); Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR; Thông tư 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 557/QĐ-UBND ngày 13/11/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tạm thời áp dụng hệ số K thành phần làm cơ sở xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; Quyết định số 696/QĐ-UBND ngày 13/9/2017 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình liên ngành số 13/TTr-QBVPTR-SNNPTNT ngày 12/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, cụ thể như sau:

1. Kế hoạch thu năm 2018:

68.370.000 nghìn đồng.

- Phân theo cấp thu:

 

+ Quỹ Trung ương điều phối:

49.303.000 nghìn đồng;

+ Quỹ tỉnh tự thu:

19.067.000 nghìn đồng;

- Phân theo lưu vực:

 

+ Thu từ lưu vực sông Ba:

31.239.460 nghìn đồng;

+ Thu từ lưu vực sông Sê Rê Pôk:

1.086.800 nghìn đồng;

+ Thu từ lưu vực sông Kôn:

6.623.330 nghìn đồng;

+ Thu từ lưu vực sông Sê San:

29.420.410 nghìn đồng;

2. Diện tích rừng cung ứng theo kế hoạch năm 2018: 495.898,49 ha, trong đó:

- Lưu vực sông Ba: 366.320,15 ha;

- Lưu vực sông Sê Rê Pốk: 9.872,98 ha;

- Lưu vực sông Kôn: 41.255,05 ha;

- Lưu vực sông Sê San: 78.450,31 ha;

3. Kế hoạch chi năm 2018: 68.370.000 nghìn đồng, được phân bổ như sau:

- Kinh phí 8% chi phí hoạt động quản lý Quỹ: 5.469.600 nghìn đồng;

- Kinh phí 5% dự phòng: 3.418.500 nghìn đồng;

- Kinh phí 87% chi trả cho các bên cung ứng: 59.481.900 nghìn đồng. Trong đó:

+ Chi cho các bên cung ứng thuộc lưu vực sông Ba: 27.178.330 nghìn đồng;

+ Chi cho các bên cung ứng thuộc lưu vực sông Sê Rê Pốk: 945.516 nghìn đồng;

+ Chi cho các bên cung ứng thuộc lưu vực sông Kôn: 5.762.297 nghìn đồng;

+ Chi cho các bên cung ứng thuộc lưu vực sông Sê San: 25.595.757 nghìn đồng;

(Có biểu Kế hoạch thu, chi tiền DVMTR năm 2018 kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1/ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, chủ rừng là tổ chức nhà nước, chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn, UBND cấp xã có rừng cung ứng DVMTR quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR theo đúng quy định tại Quyết định số 696/QĐ-UBND ngày 13/9/2017 của UBND tỉnh.

Riêng đối với chủ rừng là tổ chức nhà nước, căn cứ Kế hoạch thu, chi tiền DVMTR được UBND tỉnh phê duyệt; chủ rừng tự xây dựng kế hoạch chi để triển khai thực hiện các nhiệm vụ phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Tiền DVMTR được ưu tiên bố trí cho công tác khoán bảo vệ rừng; số tiền còn lại được xem là nguồn thu của chủ rừng, chủ rừng tự bố trí cho những nhiệm vụ chi, cụ thể: Chi cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án được duyệt; chi cho các hạng mục công trình lâm sinh; các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng; các hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng về vi phạm pháp luật bảo vệ, phát triển rừng; mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ phục vụ cho công tác bảo vệ rừng; công tác lập hồ sơ, bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng; kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu, tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, hội nghị; chi trả lương và các khoản có tính Chất lương đối với các đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các hoạt động khác phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cung ứng dịch vụ.

[...]