Quyết định 690/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề cương Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020"

Số hiệu 690/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/03/2014
Ngày có hiệu lực 17/03/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 690/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 17 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ CÁC SẢN PHẨM ĐẶC SẢN TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 4778/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2014;

Xét đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tại Tờ trình số 70/TTr-BDT ngày 03/3/2014 về việc phê duyệt đề cương xây dựng Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, với các nội dung chính như sau:

1. Tên Đề án: Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

2. Cơ quan thực hiện Đề án

a) Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Thanh Hóa;

b) Cơ quan chủ trì, xây dựng Đề án: Ban Dân tộc.

3. Nội dung Đề cương Đề án

Phần I

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐỀ ÁN

1. Đối tượng

- Các loại cây lâm nghiệp: Cây gỗ, lâm sản ngoài gỗ: Dược liệu, gia vị..;

- Các loại cây trồng (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau và cây lương thực);

- Các loài vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản);

- Các sản phẩm đặc sản phù hợp với điều kiện sinh thái, đất đai của khu vực và có giá trị kinh tế cao.

2. Phạm vi

- Đề án thực hiện trên địa bàn 11 huyện miền núi gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành.

3. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2015 - 2020.

IV. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

1. Đánh giá khách quan thực trạng tình hình phát triển cây tự nhiên, cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản tại các huyện miền núi.

[...]