Quyết định 2419/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình Phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
Số hiệu | 2419/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 26/09/2011 |
Ngày có hiệu lực | 26/09/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Trần Văn Vĩnh |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2419/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 26 tháng 9 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 15/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 08/3/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Nghị quyết số 188/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2095/TTr-SNN ngày 19/9/2011 về việc ban hành Chương trình Phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi chung việc tổ chức thực hiện Chương trình, kịp thời báo cáo đề xuất UBND tỉnh xử lý những vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC VÀ XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Các căn cứ để xây dựng Chương trình:
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; quy định về sở hữu trí tuệ;
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp;
Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015;
Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2419/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 26 tháng 9 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 15/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 08/3/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Nghị quyết số 188/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2095/TTr-SNN ngày 19/9/2011 về việc ban hành Chương trình Phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi chung việc tổ chức thực hiện Chương trình, kịp thời báo cáo đề xuất UBND tỉnh xử lý những vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC VÀ XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Các căn cứ để xây dựng Chương trình:
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; quy định về sở hữu trí tuệ;
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp;
Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015;
Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia;
Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015;
Thông tư Liên tịch 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Thông tư Liên tịch số 15/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 08/3/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp;
Thông tư Liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương về việc quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công;
Quyết định số 121/2008/QĐ- BNN ngày 17/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong;
Quyết định số 202/QĐ-UBND, ngày 24/01/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Chương trình Xúc tiến thương mại năm 2011 tỉnh Đồng Nai;
Nghị quyết số 188/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 2011 - 2015;
Nghị quyết số 200/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 - 2015.
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Đồng Nai có diện tích 590.216 ha, chiếm 1,76% diện tích toàn quốc và 25,5% diện tích vùng Đông Nam Bộ. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa trong đó có những cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh.
Việc thực hiện Chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006 - 2010, bước đầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể:
- Lĩnh vực cây trồng: Đã hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, phát triển cả về năng suất và chất lượng, đáp ứng nhu cầu trong nước, một số sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường thế giới như Điều Donafoods, Xoài Suối Lớn, Sầu Riêng Dona và nhiều sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.
- Lĩnh vực vật nuôi: Chất lượng đàn giống ngày càng được nâng cao, đa số giống gốc được ngoại nhập và khai thác ngày càng có hiệu quả. Việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến đã góp phần quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh, tạo ra sản phẩm an toàn cho con người.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề cần tập trung giải quyết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nông sản hàng hóa phù hợp yêu cầu thực tiễn của tỉnh, đó là:
+ Cải thiện năng suất, chất lượng nông sản cao hơn nữa nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và tham gia tốt trên thị trường.
+ Mở rộng quy mô vùng chuyên canh nhằm tạo ra những nông sản hàng hóa có sản lượng lớn.
+ Áp dụng các quy trình tiên tiến để có chất lượng sản phẩm cao và đồng đều.
+ Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng đàn giống gốc cụ kỵ, ông bà.
+ Chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu cho hàng hóa nông sản nhằm tạo sức hút đối với nông sản Đồng Nai.
Xuất phát từ thực tế trên, việc tiếp tục xây dựng và thực hiện Chương trình “Phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015” nhằm thúc đẩy sản xuất, góp phần nâng cao đời sống nông dân, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, có thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh, tham gia tốt vào thị trường nội địa và xuất khẩu là cần thiết.
II. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tỉnh Đồng Nai năm 2010 là 7.791,820 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp là 7.021 tỷ đồng (trồng trọt: 4.564,950 tỷ đồng; chăn nuôi: 2.166,550 tỷ đồng).
Cơ cấu kinh tế ngành: Nông nghiệp chiếm 90,11%, lâm nghiệp 1,31%, thủy sản 8,58%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 65,02% (cây hàng năm 22,8%; cây lâu năm, cây ăn trái 42,01%; sản phẩm phụ trồng trọt 0,20%); chăn nuôi chiếm 30,86% (gia súc 22,97%; gia cầm 5,38%; chăn nuôi khác, sản phẩm không giết mổ và sản phẩm phụ chăn nuôi 2,5%); dịch vụ chiếm 4,12%.
1. Cây trồng chủ lực
- Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh là 289.022 ha, với 124.428 ha cây công nghiệp lâu năm và 47.579 ha cây ăn trái. Cây chủ lực gồm có: Cao su (43.800 ha), hồ tiêu (7.897 ha), điều (52.520 ha), cà phê (18.984 ha), xoài (8.637 ha), bưởi (1.547 ha) và sầu riêng (4.319 ha).
- Chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực giai đoạn 2006
- 2010 đã đạt được một số kết quả như sau:
+ Cây xoài: Trồng mới 70 ha (đạt 34,80%), thâm canh 73,9 ha (đạt 107,79%).
+ Cây bưởi: Trồng mới 4,4 ha (đạt 2,58%), thâm canh 13,6 ha (đạt 14,78%).
+ Cây cà phê: Trồng mới 98,6 ha (đạt 17,65%), thâm canh 190,2 ha (đạt 33,77%).
+ Cây tiêu: Trồng mới 92 ha (đạt 23,79%), thâm canh 126,7 ha (đạt 40.67%).
+ Cây sầu riêng: Trồng mới 13,3 ha (đạt 6,93%), thâm canh 155,2 ha (đạt 122,5%).
Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây trồng chủ lực: Bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu); xoài La Ngà, Phú Ngọc (Định Quán), Xuân Hưng, Suối Cao (Xuân Lộc); sầu riêng Long Khánh, Xuân Lộc; cà phê Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Khánh; tiêu Xuân Thọ (Xuân Lộc), Tân Phú…
2. Vật nuôi chủ lực
Bảng: Diễn biến đàn chăn nuôi qua các năm
Vật nuôi |
ĐVT |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
Heo |
Con |
1.273.000 |
1.105.000 |
1.024.000 |
1.225.000 |
1.119.000 |
Gà |
Con |
4.311.000 |
4.613.000 |
5.550.000 |
7.677.000 |
8.905.000 |
Bò |
Con |
107.700 |
107.000 |
90.000 |
85.000 |
80.000 |
2.1. Chăn nuôi gia súc
- Tổng đàn heo duy trì khoảng 1,2 triệu con, chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 60%, với 1.226 trang trại.
- Cơ cấu đàn heo: Đực giống khoảng 1.900 con; nái sinh sản khoảng 140.000 con (nái nuôi trang trại 68.545 con/694 trang trại nái sinh sản), hàng năm tạo ra khoảng 2,5 triệu con thương phẩm. Giống heo nuôi trên địa bàn chủ yếu là các giống có nguồn gốc nhập nội, chiếm trên 95% cơ cấu đàn, hầu hết là giống Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain.
- Bò: Tổng đàn khoảng 80.000 con, tỷ lệ bò lai Zebu trên 80%, trong đó chăn nuôi trang trại 1.553 con với 13 trang trại.
2.2. Chăn nuôi gia cầm
- Tổng đàn gia cầm khoảng 09 triệu con, chủ yếu gà (8,7 triệu); vịt (300.000). Chăn nuôi gà trang trại chiếm 80%, với 474 trang trại. Cụ thể:
+ Đàn gà giống bố mẹ gần 01 triệu con thuộc 10 cơ sở ấp nở gà trên địa bàn tỉnh.
+ Gà đẻ trứng thương phẩm: Trên 02 triệu con, sản lượng 600 triệu quả/năm.
+ Gà thịt nuôi trang trại: Tổng đàn duy trì gần 4,5 triệu con, cung cấp cho thị trường 21.200 tấn thịt/năm.
+ Chăn nuôi nhỏ lẻ khoảng 20%, số lượng từ 1,2 - 1,4 triệu con, gồm gà, vịt...
- Giống gà sử dụng trong chăn nuôi trang trại gồm: Gà hướng thịt trắng (Arbor Acres, Ross, Cobb); gà hướng trứng (Hyline Brown, Lohmann Brown, ISA Brown); gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng. Giống gà nuôi nhỏ lẻ ở các nông hộ phần lớn là gà ta và gà ta lai.
2.3. Quy hoạch các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt báo cáo quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và giết mổ tập trung trên địa bàn 08 huyện và thị xã Long Khánh (trừ huyện Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa). Các địa phương đã triển khai, tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao do chưa có chính sách hỗ trợ di dời, giá đất sau quy hoạch tăng, xây dựng hạ tầng chậm, thiếu đồng bộ nên chưa thuận lợi cho đầu tư chăn nuôi tại các khu quy hoạch.
Bảng: Hiện trạng quy hoạch các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung
Địa phương |
Số khu quy hoạch |
Tổng diện tích (ha) |
Định Quán |
14 |
1.543 |
Long Khánh |
13 |
629 |
Thống Nhất |
20 |
2.341 |
Cẩm Mỹ |
21 |
3.414 |
Xuân Lộc |
25 |
3.982 |
Tân Phú |
24 |
1.334 |
Vĩnh Cửu |
10 |
950 |
Trảng Bom |
11 |
1.125 |
Long Thành |
01 |
56,7 |
Tổng cộng |
139 |
15.374,7 |
2.4. Kết quả triển khai chương trình giống vật nuôi
Thực hiện Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg, đã hỗ trợ các đơn vị nuôi giữ giống gốc giai đoạn 2006 - 2008 với số tiền là 5.124.026.949 đồng từ nguồn ngân sách (năm 2009 - 2010 không thực hiện được).
2.5. Tình hình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
Hiện tại có 42 cơ sở gà giống bố mẹ, gà đẻ thương phẩm đã được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh với bệnh cúm gia cầm và Newcastle; 05 cơ sở chăn nuôi heo được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh với bệnh lở mồm long móng và dịch tả heo.
3. Tình hình xây dựng thương hiệu
Từ năm 2006 - 2010, một số sản phẩm nông nghiệp đã tham gia thị trường xuất khẩu có uy tín (hạt điều Donafoods, xoài suối Lớn…). Ngoài việc vận động doanh nghiệp hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm (Công ty Donafood, Công ty Vedan, Dofico, các nhà máy chế biến thức ăn gia súc,…), đã phối hợp tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực.
Bên cạnh đó, Sở Khoa học - Công nghệ đã triển khai và hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa trong nước cho 16 tổ chức, cá nhân; trong đó có 14 đơn vị sản xuất kinh doanh trái cây, nấm, rau và 02 đơn vị chăn nuôi heo.
Bảng: Danh sách các đơn vị được hỗ trợ nhãn hiệu hàng hóa
STT |
Tên đơn vị |
Nội dung hỗ trợ |
Ngành nghề |
Năm |
1 |
Công ty CP chăn nuôi Phú Sơn |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Chăn nuôi heo |
2006 |
2 |
Cơ sở du lịch sinh thái làng bưởi Tân Triều |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước và kiểu dáng công nghiệp |
KD Bưởi/ Rượu bưởi |
2006 |
3 |
HTX NN-DV-TM- DL suối Lớn |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước/Xây dựng website |
Trái cây tươi các loại (xoài) |
2007 |
4 |
Hợp tác xã dịch vụ thương mại nông nghiệp thủy sản Xuân Bảo |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Mãng cầu, mua bán hạt tiêu, café, điều |
2007 |
5 |
Nhà máy Chế biến Thực phẩm Đồng Nai |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Gia súc, gia cầm |
2007 |
6 |
Cơ sở Nhân Hòa |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Mua bán bưởi |
2008 |
7 |
Trang trại Lâm Thanh Đức |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Gia súc, gia cầm |
2008 |
8 |
Cơ sở rượu bưởi Hạnh Duyên |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước và kiểu dáng công nghiệp |
Bưởi các loại |
2008 |
9 |
HTX DVNN Xuân Thanh |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Trái cây tươi các loại (chôm chôm, sầu riêng) |
2008 |
10 |
HTX Dịch vụ Nông nghiệp Lý Lịch |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Trái cây tươi các loại (xoài Lý Lịch) |
2009 |
11 |
HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Tân Triều |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Trái cây tươi các loại (bưởi) |
2009 |
12 |
Cơ sở Trần Cầu |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Trái cây tươi các loại (xoài) |
2010 |
13 |
Trang trại Nguyễn Long Sang |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Trái cây tươi các loại (quýt, sầu riêng, xoài) |
2010 |
14 |
HTX SX Nông nghiệp DV-TM Toàn Thắng |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Nấm, rau, các loại trái cây |
2010 |
15 |
Hộ kinh doanh Đỗ Đăng Khiết |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Trái cây tươi các loại (chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, mít, ổi) |
2010 |
16 |
HTX Thanh Long Phước Lộc |
Nhãn hiệu hàng hóa trong nước |
Trái thanh long |
2010 |
Bước đầu đã nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và người sản xuất kinh doanh nông sản, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm.
4. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ đối với Chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực
Từ 2006 - 2010, đã triển khai nghiên cứu, ứng dụng nhiều đề tài, dự án phục vụ phát triển nông nghiệp; trong đó có 10 đề tài, dự án phục vụ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đổi mới về công nghệ sinh học, chế biến, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cũng được chú trọng triển khai.
Nhìn chung, kết quả các đề tài dự án trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra những nhân tố tích cực, xây dựng nhiều mô hình nhằm phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao thông qua việc thúc đẩy sự phát triển ngành chế biến, dịch vụ nông nghiệp và sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, tăng thu nhập cho người nông dân và thực hiện phát triển bền vững.
5. Đánh giá chung về việc triển khai Chương trình
5.1. Những mặt đạt được
- Tạo điều kiện mở rộng đầu tư thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước nâng cao đời sống cho nông dân.
- Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái cho năng suất, chất lượng tăng và thâm nhập thị trường tốt hơn so với giai đoạn đầu triển khai. Tiếp tục khẳng định, duy trì và phát huy lợi thế của những vật nuôi chủ lực. Đã quy hoạch các vùng phát triển chăn nuôi tập trung.
- Hoàn chỉnh và chuyển giao quy trình thâm canh các loại cây chủ lực cho nông dân. Nâng cao nhận thức, trình độ quản lý, kỹ thuật, tay nghề của nông dân.
- Một số cơ sở sản xuất giống đã đầu tư trang thiết bị, hạ tầng, nuôi dưỡng và khai thác tốt đàn giống gốc.
- Triển khai có hiệu quả các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng phù hợp vào sản xuất.
- Đã thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội trong quá trình triển khai.
5.2. Những tồn tại
- Sự phối hợp giữa các ngành chưa tốt, chậm hướng dẫn địa phương tổ chức triển khai.
- Hỗ trợ nuôi giữ đàn giống gốc không thực hiện được do chưa xử lý được mối liên hệ giữa chính sách của tỉnh và các quy định chung.
- Chưa có nhiều mô hình liên kết giữa 04 nhà đạt hiệu quả.
- Chưa có các vùng chuyên canh hoàn chỉnh. Phần lớn còn sản xuất phân tán, nhỏ lẻ dẫn đến tình trạng chất lượng, mẫu mã không đồng đều, lượng sản phẩm hàng hóa không đủ đáp ứng nhu cầu chế biến hoặc buôn bán ở quy mô lớn.
- Khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm.
- Sản phẩm chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, về thương hiệu, từ đó chưa đủ sức cạnh tranh.
- Công tác triển khai thực hiện quy hoạch chăn nuôi chậm; xây dựng, phát triển hạ tầng chưa đồng bộ tại các khu quy hoạch.
5.3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay hầu hết hoạt động không hiệu quả. Hợp tác xã nông nghiệp, trang trại còn hạn chế về quản lý, đầu tư vốn và cơ sở vật chất.
+ Phương thức sản xuất nhỏ lẻ của người dân còn phổ biến, vốn đầu tư còn hạn chế.
+ Chưa phát huy tốt nguồn lực trong dân. Các chính sách chủ yếu thúc đẩy sản xuất mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng (VSATTP) và tiêu thụ sản phẩm.
+ Hệ thống kinh doanh nông sản an toàn chưa phát triển (chưa có vị trí bán sản phẩm an toàn tại các chợ). Công tác dự báo thị trường nông sản chưa thực sự trở thành công cụ mạnh để chỉ đạo sản xuất.
- Nguyên nhân khách quan: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; gia nhập WTO mang lại những thách thức to lớn, nhất là các rào cản kỹ thuật và thương mại.
III. XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC
1. Những lợi thế trong việc phát triển cây trồng chủ lực
1.1. Lợi thế chung
- Điều kiện tự nhiên phù hợp với nhiều loại cây có giá trị kinh tế.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp khá thuận lợi, cự ly đến các sân bay, cảng biển gần, giúp cho việc tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp dễ dàng hơn.
- Bước đầu hình thành các vùng chuyên canh khá tập trung, cho sản lượng hàng hóa lớn, điển hình như bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu); xoài La Ngà, Phú Ngọc (Định Quán), Xuân Hưng, Suối Cao (Xuân Lộc); sầu riêng Long Khánh, Xuân Lộc; cà phê Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Khánh; chôm chôm Long Khánh, Thống Nhất; chuối Trảng Bom, Thống Nhất; tiêu Xuân Thọ (Xuân Lộc), Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Tân Phú,… Bên cạnh đó, việc liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị sản phẩm đã có những bước tiến đáng kể.
- Nông dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất cây công nghiệp, cây ăn trái; áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa rải vụ, chủ động kéo dài thời gian thu hoạch trong năm.
1.2. Những lợi thế của một số cây trồng
1.2.1. Cây cà phê
a) Diện tích: Hiện có 18.984 ha: Thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, nhất là các huyện Cẩm Mỹ (hơn 6.400 ha), Trảng Bom (hơn 3.700 ha), Định Quán (2.800 ha) và Tân Phú (hơn 2.100 ha). Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên khá thuận lợi cho việc trồng cà phê, nhất là trên những chân đất bazan. Định hướng đến 2015 là tiếp tục đầu tư thâm canh ở những vùng trồng cà phê trọng điểm với diện tích khoảng 13.000 ha.
b) Năng suất: Bình quân đạt 1,885 tấn/ha, thấp so với các giống mới (3 – 4 tấn/ha).
c) Lợi nhuận: Bình quân đạt 40.000.000 đồng/ha/năm.
Hiện nay, ngoài vấn đề thị trường tiêu thụ rộng lớn, giá cao, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật (giống mới, tưới tiết kiệm,...) Đã từng bước nâng cao năng suất, chất lượng; việc áp dụng GAP (Good Agriculture Practices - thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) trong sản xuất và GMP (Good Manufacturing Practices - thực hành sản xuất/chế biến tốt) trong chế biến là định hướng phát triển chiến lược trong thời gian tới.
1.2.2. Cây tiêu
a) Diện tích: Hiện tại là 7.897 ha, tập trung ở huyện Cẩm Mỹ (1.624 ha), Tân Phú (1.580 ha), Xuân Lộc (1.300 ha) và Trảng Bom (700 ha). Định hướng đến 2015 đạt 8.000 ha.
b) Năng suất: Bình quân đạt 2,016 tấn/ha (diện tích thâm canh 06 tấn/ha).
Nông dân đã tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ, trồng cây phủ đất, ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, áp dụng mô hình IPC (Integrated Pests Control) đã mang lại hiệu quả cao.
c) Lợi nhuận: Bình quân đạt trên 100.000.000 đồng/ha/năm.
Trên 90% sản lượng tiêu của Việt Nam để xuất khẩu. Thời gian tới, cần tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, đặc biệt là biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bên cạnh đó, nhanh chóng xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho những vùng hồ tiêu sản xuất hàng hóa của tỉnh.
1.2.3. Cây điều
a) Diện tích: Hiện có 52.520 ha. Định hướng đến 2015 là đầu tư thâm canh những vùng có lợi thế trên diện tích 35.000 ha.
b) Năng suất: Bình quân đạt 1,05 tấn/ha (thâm canh 03 tấn/ha).
Một trong những khâu đột phá tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng điều là kịp thời thay giống mới và đầu tư thâm canh. Trồng xen cây ca cao trong vườn điều để tăng giá trị sản xuất.
c) Lợi nhuận: Bình quân đạt 15.000.000 đồng/ha/năm.
Tuy giá trị sản xuất nông nghiệp không cao, nhưng ngành điều giải quyết được một lượng lớn lao động nông thôn tham gia sơ chế và tạo ra giá trị xuất khẩu rất tốt.
1.2.4. Cây sầu riêng
a) Diện tích: Hiện có 4.319 ha, tập trung ở Long Khánh (hơn 1.300 ha) và Cẩm Mỹ (hơn 1.500 ha). Định hướng 2011 là 6.000 ha.
b) Năng suất: Bình quân đạt 6,98 tấn/ha (thâm canh 12 - 15 tấn/ha).
c) Lợi nhuận: Bình quân đạt 60.000.000 đồng/ha/năm.
Với những lợi thế về ứng dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật đồng bộ, sầu riêng Đồng Nai có nhiều khả năng chiếm ưu thế trong thị trường nội địa.
1.2.5. Cây xoài
a) Diện tích: Hiện có 8.637 ha. Định hướng 2015 đạt 9.000 ha. Đã hình thành những vùng chuyên canh với quy mô hàng hóa lớn như Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu.
b) Năng suất: Bình quân đạt 8,76 tấn/ha (thâm canh 20 - 25 tấn/ha).
Nông dân đã áp dụng thành thạo kỹ thuật thâm canh (xử lý ra hoa trái vụ, phòng trừ sâu bệnh, tưới tiết kiệm,...) đã cho năng suất cao và chất lượng khá tốt.
c) Lợi nhuận: Bình quân hiện đạt 50.000.000 đồng/ha/năm.
Sản phẩm xoài (có chứng nhận VietGAP) đã có thị trường xuất khẩu. Thời gian tới, xoài Đồng Nai có khả năng tham gia thị trường tốt.
1.2.6. Cây bưởi
a) Diện tích: Hiện có 1.547 ha. Định hướng 2015 đạt 2.000 ha. Phần lớn diện tích trồng tập trung tại những vùng chuyên canh ở Vĩnh Cửu và Tân Phú.
Trồng bưởi là nghề truyền thống, nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất. Sự kết hợp giữa truyền thống với khoa học công nghệ và du lịch sinh thái tiếp tục nâng cao và phát huy những lợi thế của cây bưởi.
b) Năng suất: Bình quân đạt 11,4 tấn/ha (thâm canh 20 - 35 tấn/ha). Việc tuyển chọn, ứng dụng giống chất lượng tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh của bưởi.
c) Lợi nhuận: Bình quân đạt 75.000.000 đồng/ha/năm.
Sản phẩm bưởi tiêu thụ chủ yếu trong nước. Thời gian tới, áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP để có thể tham gia xuất khẩu, chú ý phát triển các sản phẩm chế biến từ bưởi.
1.2.7. Cây cao su
a) Diện tích: Hiện có 43.800 ha, trong đó cao su tiểu điền khoảng 7.800 ha. Định hướng 2015 ổn định diện tích 35.000 ha.
b) Năng suất: Bình quân đạt 1,7 tấn/ha.
c) Lợi nhuận: Bình quân đạt 100.000.000 đồng/ha/năm.
Chú ý công tác bảo vệ thực vật để kịp thời xử lý đối tượng gây hại trên cao su.
Tóm lại, trên cơ sở phân tích như trên, các loại cây: Cà phê, tiêu, cao su, điều, bưởi, sầu riêng và xoài có nhiều ưu thế và tiếp tục được xác định là cây chủ lực giai đoạn 2011 - 2015.
2. Đối với vật nuôi
- Đã quy hoạch các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi.
- Có nhiều cơ sở sản xuất giống chất lượng tốt và chế biến thức ăn quy mô lớn.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm vật nuôi rộng lớn.
- Phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung.
- Người chăn nuôi có nhiều kinh nghiệm và mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Chăn nuôi heo và gà đang phát triển theo hướng tập trung công nghiệp, có tổng đàn lớn so với các tỉnh.
Heo và gà tiếp tục được xác định là vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.
1. Cây trồng
- Tiếp tục phát triển các cây trồng chủ lực gồm: Cà phê, tiêu, cao su, điều, bưởi, sầu riêng và xoài với phương thức và đối tượng như sau:
+ Đối tượng đủ điều kiện nhưng chưa tham gia ở giai đoạn 2006 - 2010.
+ Đối tượng đã hỗ trợ theo Quyết định 43: Tiếp tục đầu tư thâm canh đến năm thứ 04.
- Hình thành các vùng chuyên canh, chứng nhận GAP, xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm an toàn và trong vùng quy hoạch. Chính sách hỗ trợ không trùng lắp với Đề án Hỗ trợ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (theo Nghị quyết 200/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh). Ưu tiên thực hiện trên diện tích đã được khảo sát và đảm bảo đủ điều kiện vùng sản xuất an toàn tập trung.
2. Vật nuôi: Đến năm 2015
- Tổng đàn heo duy trì 1.800.000 con (đàn heo nái khoảng 222.000 con), sản lượng thịt khoảng 200.000 tấn/năm (1,5 triệu heo thịt x 2 lứa/năm x 70 kg/con).
- Đàn gà duy trì 10.340.000 con, xuất chuồng 28 triệu con gà thịt (7 triệu gà thịt x 4 lứa x 2 kg/con = 56.000 tấn thịt/năm).
3. Xây dựng thương hiệu
- Ưu tiên xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm sản xuất phù hợp tiêu chuẩn VietGAP/GAHP.
- Tạo điều kiện cho các đối tượng sở hữu nhãn hiệu xây dựng thương hiệu.
1. Cây trồng chủ lực
1.1. Cây công nghiệp: Đến năm 2015, xây dựng các vùng chuyên canh, sản xuất theo hướng GAP.
1.2. Cây ăn trái
- Năm 2011: Khảo sát đất trồng và nước tưới nhằm qui hoạch vùng sản xuất an toàn tập trung. Các địa phương xây dựng các dự án cụ thể. Hỗ trợ nông dân tham gia Chương trình.
- Năm 2012: Hoàn thành khảo sát đất và nước, quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất an toàn tập trung. Tiếp tục hỗ trợ nông dân tham gia Chương trình. Có 10% diện tích vùng chuyên canh được áp dụng sản xuất theo hướng GAP.
- Năm 2013: Tiếp tục hỗ trợ nông dân tham gia Chương trình. Có 15% diện tích vùng chuyên canh được áp dụng sản xuất theo hướng GAP.
- Năm 2014: Tiếp tục hỗ trợ nông dân tham gia Chương trình. Có 20% diện tích vùng chuyên canh được áp dụng sản xuất theo hướng GAP.
- Năm 2015: Tiếp tục hỗ trợ nông dân tham gia Chương trình. Có 25% diện tích vùng chuyên canh được áp dụng sản xuất theo hướng GAP.
2. Vật nuôi chủ lực
Hỗ trợ nuôi giữ đàn giống gốc:
Theo định hướng quy hoạch chăn nuôi đến 2015, tổng đàn heo trên địa bàn khoảng 1,8 triệu con (tăng khoảng 50% so với hiện tại). Để đảm bảo chất lượng đàn giống được ổn định và nâng cao, dự kiến đàn heo giống gốc sẽ tăng khoảng 10% mỗi năm.
- Năm 2011: Nuôi giữ 1.265 con heo và 2.000 con gà.
- Năm 2012: Nuôi giữ 1.430 con heo và 2.000 con gà.
- Năm 2013: Nuôi giữ 1.595 con heo và 2.000 con gà.
- Năm 2014: Nuôi giữ 1.765 con heo và 2.000 con gà.
- Năm 2015: Nuôi giữ 1.875 con heo và 2.000 con gà.
3. Xây dựng thương hiệu
Đến năm 2015: Xây dựng được 17 thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; trong đó có 03 thương hiệu sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.
STT |
Tên sản phẩm |
Địa chỉ |
1 |
Xoài Xuân Hưng |
Xuân Lộc |
2 |
Xoài La Ngà |
Định Quán |
3 |
Bưởi Tân Triều |
Vĩnh Cửu |
4 |
Chôm chôm Xuân Định |
Xuân Lộc |
5 |
Rau Trảng Dài |
Biên Hòa |
6 |
Rau Trường An |
Xuân Lộc |
7 |
Rau Gia Tân |
Thống Nhất |
8 |
Rau Tân Tiến |
Xuân Lộc |
9 |
Sầu riêng Long Khánh |
Long Khánh |
10 |
Mãng cầu xiêm Cẩm Mỹ |
Cẩm Mỹ |
11 |
Chuối Thanh Bình |
Trảng Bom |
12 |
Tiêu Xuân Lộc |
Xuân Lộc |
13 |
Tiêu Thanh Bình |
Trảng Bom |
14 |
Heo Phú Sơn |
Trảng Bom |
15 |
Điều Donafoods |
Biên Hòa |
16 |
Cá rô Tân Hạnh |
Biên Hòa |
17 |
Công ty CP Súc sản Đồng Nai |
Biên Hòa |
1. Tổ chức, quản lý sản xuất
- Tổ chức xây dựng các hình thức kinh tế hợp tác là yếu tố mang tính quyết định để đảm bảo việc thực hiện Chương trình đạt kết quả và phải thực hiện trước tiên để có cơ sở tổ chức sản xuất với quy mô diện tích lớn, tạo ra sản lượng nhiều, chất lượng đồng đều, nâng cao năng lực cạnh tranh. Công tác này đòi hỏi phải có sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở và sự hưởng ứng của nhân dân.
- Đẩy mạnh việc liên kết giữa các chủ thể sản xuất bằng nhiều hình thức, trong đó có hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư lồng ghép các chương trình.
- Ưu tiên đầu tư phát triển tại các xã điểm nông thôn mới, các vùng sản xuất tập trung.
- Triển khai thực hiện quy hoạch chăn nuôi, xây dựng chương trình an toàn dịch bệnh và VietGAHP.
- Quy hoạch các vùng sản xuất rau quả an toàn tập trung và xây dựng các dự án cụ thể để thực hiện Chương trình.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát để việc thực hiện đạt được tiến độ kế hoạch và mục tiêu của Chương trình.
2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật
2.1. Đối với cây trồng
- Lĩnh vực giống: Ứng dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt; tăng cường các biện pháp thâm canh, từng bước thay thế bằng các giống tốt trên diện tích đang sử dụng giống cũ; tăng cường công tác quản lý giống, tạo điều kiện để sản xuất và cung ứng giống có chất lượng cho dân.
- Kỹ thuật canh tác: Hoàn thiện các quy trình sản xuất theo hướng GAP phù hợp điều kiện Đồng Nai; hỗ trợ xây dựng các điển hình sản xuất theo hướng GAP (chú trọng quy mô lớn); chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; đối với cây điều, chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất, trồng xen cây ca cao.
- Giải pháp bảo vệ thực vật: Tiếp tục hoàn thiện các quy trình phòng trừ sinh vật hại theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái; hướng dẫn nông dân sử dụng các loại chế phẩm sinh học, tăng cường áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
- Giải pháp sau thu hoạch: Hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm phù hợp.
- Tiếp tục thực hiện những đề tài, dự án nghiên cứu khoa học hỗ trợ phát triển cây trồng chủ lực.
2.2. Đối với vật nuôi
- Về giống: Nhập khẩu giống gốc đồng thời quản lý và khai thác nguồn giống gốc có hiệu quả. Tiếp tục ứng dụng rộng rãi kỹ thuật thụ tinh nhân tạo heo ở vùng sâu, vùng xa. Tuyển chọn giống vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt.
Giám định, bình tuyển đực giống và quản lý chất lượng con giống theo quy định.
- Về chuồng trại: Hướng dẫn xây dựng chuồng trại đảm bảo các yêu cầu ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện Đồng Nai (nuôi chuồng lồng, chuồng lạnh, hệ thống làm mát, xử lý chất thải bằng Biogas, xử lý tốt không khí thải ra từ trại lạnh,…); các đơn vị phải có đủ điều kiện về chuồng trại để đảm bảo việc nuôi giữ và tăng đàn giống gốc hàng năm.
- Về thức ăn: Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng. Tận dụng các sản phẩm nông nghiệp tại chỗ kết hợp với thức ăn công nghiệp, thức ăn bổ sung…, quản lý tốt chất lượng thức ăn chăn nuôi.
- Về phòng trừ dịch bệnh: Cơ sở nuôi giữ giống gốc phải đạt tiêu chuẩn cơ sở an toàn dịch bệnh. Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển giống đảm bảo phòng chống dịch bệnh.
3. Giải pháp tiêu thụ
- Nâng cấp các chợ, nơi buôn bán, tiêu thụ nông sản.
- Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông sản.
- Liên kết với nhà phân phối để tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện quản lý theo chuỗi từ trang trại đến bàn ăn, kết nối nơi tiêu thụ với các vùng sản xuất thông qua hợp đồng đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
4. Giải pháp tuyên truyền
- Tăng cường tuyên truyền để các đối tượng có đủ điều kiện tham gia hiểu rõ và tiếp cận với Chương trình.
- Tuyên truyền để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm an toàn và người sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng. Nâng cao nhận thức của người dân về nhãn hiệu hàng hóa.
- Tổ chức tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, thông tin thị trường cho các đối tượng liên quan.
- Tổ chức tập huấn, triển khai nội dung Chương trình cho cán bộ của các ngành liên quan, của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể.
5. Giải pháp nhân lực
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cho các tổ chức sản xuất tập thể, chủ trang trại, hộ nông dân.
- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ nông nghiệp xã, cộng tác viên nông nghiệp.
6. Giải pháp đầu tư hạ tầng
- Lồng ghép các chương trình (nhất là Chương trình xây dựng nông thôn mới) để phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi chủ lực.
- Ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi, đầu tư hệ thống phục vụ tưới tiết kiệm.
7. Giải pháp xây dựng thương hiệu nông sản
- Tiếp tục hỗ trợ các tổ chức, cơ sở đăng ký nhãn hiệu; quảng bá sản phẩm nông nghiệp có nhãn hiệu.
- Duy trì và nâng cao chất lượng những sản phẩm đã có nhãn hiệu, giúp chủ sở hữu nhãn hiệu phát triển thương hiệu.
- Tư vấn xây dựng, khuyến khích phát triển nhãn hiệu hàng hóa đối với các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh.
8. Giải pháp tài chính
- Sử dụng nguồn lực tổng hợp mang tính xã hội hóa, trong đó vốn đầu tư của nông dân là chủ yếu, tranh thủ nguồn vốn của các doanh nghiệp (kể cả kêu gọi đầu tư nước ngoài, hỗ trợ vốn tín dụng), hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhằm thúc đẩy để xúc tiến nhanh và tác động vào những khâu nông dân khó thực hiện.
- Có chính sách tín dụng phù hợp về lãi suất và kỳ hạn.
- Sử dụng các nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu (nông thôn mới, nước sạch và vệ sinh môi trường,…) và các đề án, dự án (rau quả an toàn,…) để hỗ trợ thực hiện các nội dung có liên quan.
8.1. Với cây trồng
8.1.1. Đối tượng: Nông dân tham gia có đủ nguồn vốn đầu tư để thực hiện Chương trình (70% kinh phí đầu tư theo Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT- BTC-BNN).
8.1.2. Phương thức hỗ trợ a) Diện tích trồng mới:
Hỗ trợ 100% kinh phí mua cây giống, 30% kinh phí đầu tư phân bón, thuốc BVTV và hệ thống tưới tiết kiệm trong vòng 04 năm kể từ khi trồng, cụ thể:
- Diện tích trồng mới trước năm 2011 (đã nhận kinh phí đầu tư từ Chương trình 43): Hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống tưới nước tiết kiệm (01 lần) và mua phân bón, thuốc BVTV trong 03 năm liên tiếp.
- Diện tích trồng mới từ năm 2011: Năm thứ nhất: Hỗ trợ 100% kinh phí giống, 30% kinh phí mua phân bón, thuốc BVTV; năm thứ 2 - 4: Hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm (01 lần) và 30% kinh phí đầu tư phân bón, thuốc BVTV trong 03 năm tiếp theo. b) Diện tích thâm canh
- Thâm canh trước năm 2011 (đã nhận kinh phí đầu tư từ Chương trình 43): Hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư phân bón, thuốc BVTV trong 03 năm tiếp theo của thời kỳ kinh doanh.
- Thâm canh mới từ năm 2011: Hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm (01 lần) và mua phân bón, thuốc BVTV trong 04 năm tiếp theo của thời kỳ kinh doanh.
8.1.3. Kinh phí hỗ trợ
Diện tích triển khai đầu tư dựa trên cơ sở các địa phương đã đăng ký ở Chương trình 43 (tổng diện tích đầu tư qua 05 năm là 1.933,5 ha, trong đó trồng mới 1.250,5 ha và thâm canh là 683 ha). Riêng cây điều: Bổ sung hỗ trợ thông qua việc phát triển cây ca cao (4.275 ha) trồng xen trong vườn điều, do đó tạm thời không đưa vào Chương trình này.
Bảng: Tổng diện tích đầu tư qua các năm (ha)
Chỉ tiêu |
Diện tích |
|||||
Tổng |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
|
Trồng mới |
1.250,5 |
250,1 |
250,1 |
250,1 |
250,1 |
250,1 |
Thâm canh |
683 |
136,6 |
136,6 |
136,6 |
136,6 |
136,6 |
Bảng: Phân bố diện tích các loại cây đầu tư đến năm 2015 (ha)
Địa phương |
Diện tích |
||
Trồng mới |
Thâm canh |
Tổng |
|
Trảng Bom |
2,5 |
1,96 |
4,46 |
Nhơn Trạch |
16 |
6 |
22 |
Cẩm Mỹ |
271,8 |
134,2 |
406 |
Tân Phú |
113,4 |
304 |
417,4 |
Thống Nhất |
211,75 |
83,65 |
295,4 |
Định Quán |
80,8 |
0 |
80,8 |
Vĩnh Cửu |
126,6 |
19,1 |
145,7 |
Long Khánh |
135,4 |
0 |
135,4 |
Long Thành |
31 |
9,5 |
40,5 |
Xuân Lộc |
261,2 |
124,6 |
385,8 |
Tổng |
1.250,45 |
683,01 |
1.933,46 |
Bảng: Diện tích các loại cây đầu tư đến năm 2015 (ha)
Loại cây |
Diện tích |
||||
Trồng mới |
Thâm canh |
||||
Đã đầu tư giai đoạn 01 |
Chuyển tiếp giai đoạn 01 |
Mới |
Tổng |
||
Cà phê |
459,9 |
190,2 |
98,6 |
365,9 |
654,7 |
Tiêu |
294,6 |
126,7 |
92,0 |
184,8 |
403,5 |
Bưởi |
165,6 |
13,6 |
4,4 |
78,4 |
96,4 |
Xoài |
151,8 |
73,9 |
49,3 |
17 |
140,2 |
Sầu riêng |
178,6 |
155,2 |
13,3 |
37 |
205,5 |
Tổng |
1.250,5 |
559,6 |
257,6 |
683 |
1.500,2 |
(Diện tích thâm canh tăng lên do đã được trồng mới trong giai đoạn 01).
Tổng vốn đầu tư: 969.553.001.000 đồng.
- Vốn đầu tư của dân là 719.665.760.000 đồng.
- Vốn đầu tư từ ngân sách là 249.887.241.000 đồng (ngân sách tỉnh phân bổ cho các địa phương):
+ Kinh phí hỗ trợ nông dân: 237.987.848.000 đồng.
+ Kinh phí hoạt động của Chương trình: 11.899.392.000 đồng.
Bảng: Dự trù kinh phí hỗ trợ từ ngân sách phân theo địa phương
(ĐVT: 1.000 đồng)
Địa phương |
Kinh phí ngân sách |
Kinh phí của dân |
Tổng |
Phân kỳ kinh phí NS mỗi năm |
Trảng Bom |
11.132.409 |
26.511.868 |
37.644.277 |
2.226.482 |
Nhơn Trạch |
1.495.004 |
4.983.348 |
6.478.352 |
299.001 |
Cẩm Mỹ |
54.610.967 |
174.484.467 |
229.095.434 |
10.922.193 |
Tân Phú |
45.546.025 |
136.134.972 |
181.680.996 |
9.109.205 |
Thống Nhất |
36.772.029 |
103.925.579 |
140.697.608 |
7.354.406 |
Định Quán |
11.835.527 |
39.451.755 |
51.287.282 |
2.367.105 |
Vĩnh Cửu |
9.741.411 |
32.471.371 |
42.212.783 |
1.948.282 |
Long Khánh |
15.973.377 |
46.563.896 |
62.537.273 |
3.194.675 |
Long Thành |
2.319.005 |
7.730.017 |
10.049.022 |
463.801 |
Xuân Lộc |
48.562.093 |
147.408.487 |
195.970.581 |
9.712.419 |
Quản lý phí 5% |
11.899.392 |
|
|
2.379.878 |
Tổng cộng |
249.887.241 |
719.665.760 |
969.553.001 |
|
8.2. Đối với vật nuôi
8.2.1. Đối tượng: Các doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện nuôi giữ giống gốc.
8.2.2. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% kinh phí nuôi giữ đàn giống gốc (áp dụng Thông tư Liên tịch số 15/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT).
8.2.3. Kinh phí hỗ trợ:
Tổng vốn đầu tư là 86.922.447.700 đồng.
- Vốn đầu tư của doanh nghiệp là 59.994.791.500 đồng.
- Vốn đầu tư từ ngân sách là 26.997.656.200 đồng:
+ Kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp 25.712.053.500 đồng.
+ Kinh phí quản lý của chương trình 1.285.602.700 đồng.
Bảng: Số giống gốc (ông bà) nuôi giữ và kết quả sản xuất đạt được qua các năm
Cơ cấu |
ĐVT |
Năm |
||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
||
Đàn ông bà |
Đực |
115 |
130 |
145 |
165 |
175 |
Nái |
1.150 |
1.300 |
1.450 |
1.600 |
1.700 |
|
Đàn bố mẹ đến tách bầy |
Đực |
7.820 |
8.840 |
9.860 |
10.880 |
11.560 |
Nái |
7.820 |
8.840 |
9.860 |
10.880 |
11.560 |
|
Nái đời bố mẹ (60% số nái bố mẹ tách bầy) |
Nái |
4.692 |
5.304 |
5.916 |
6.528 |
6.936 |
Bảng: Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách phân theo từng hạng mục
(ĐVT: 1.000 đồng)
Nội dung |
Kinh phí |
||
Ngân sách |
Của dân |
Tổng |
|
Nuôi giữ heo giống gốc |
23.906.571 |
55.781.999 |
79.688.570 |
Nuôi giữ gà giống gốc |
1.805.482 |
4.212.793 |
6.018.275 |
Tổng |
25.712.053,5 |
59.994.791,5 |
85.706. 845 |
Quản lý phí 5 % |
1.285.602,7 |
|
1.285.602,7 |
Tổng cộng |
26.997.656,2 |
59.994.791,5 |
86.922.447,7 |
Bảng: Phân kỳ kinh phí ngân sách đầu tư qua từng năm
(ĐVT: 1.000 đồng)
Nội dung |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Nuôi giữ heo giống gốc |
3.813.595,5 |
4.311.021 |
4.808.446,5 |
5.320.945,5 |
5.652.562,5 |
Nuôi giữ gà giống gốc |
361.096,5 |
361.096,5 |
361.096,5 |
361.096,5 |
361.096,5 |
Tổng |
4.174.692 |
4.672.117,5 |
5.169.543 |
5.682.042 |
6.013.659 |
Quản lý phí 5% |
208.734,6 |
233.605,9 |
258.477,2 |
284.102,1 |
300.683 |
Tổng cộng |
4.383.426,6 |
4.905.723,8 |
5.428.020,2 |
5.966.144,1 |
6.314.342 |
8.3. Xây dựng thương hiệu
8.3.1. Đối tượng: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện tham gia chương trình.
8.3.2. Phương thức
- Áp dụng Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia.
- Áp dụng Thông tư Liên tịch số 125/2009/TTLT-BTC-BCT ngày 17/6/2009 về việc quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công.
8.3.3. Mức hỗ trợ
- Tham gia hội chợ, triển lãm:
+ Hội chợ, triển lãm trong nước: Mỗi cơ sở tham gia hội chợ, triển lãm 02 lần/năm. Mức hỗ trợ: 70% chi phí thuê gian hàng, dựng gian hàng. Dự toán: 3.740 triệu đồng (17 cơ sở x 02 lần/năm x 22 triệu/lần x 5 năm).
+ Hội chợ, triển lãm nước ngoài: Mỗi cơ sở tham gia hội chợ, triển lãm 01 lần/năm. Mức hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng, dựng gian hàng, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/cho một cơ sở/lần tham gia. Dự toán: 8.500 triệu đồng (17 cơ sở x 01 lần/năm x 100 triệu x 5 năm).
- Tham gia chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia
+ Nội dung: Quảng bá hình ảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của vùng, miền ra thị trường nước ngoài. Thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm theo các ngành hàng, nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại. Thuê chuyên gia tư vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài. Đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại.
+ Dự toán: 8.500 triệu đồng (17 cơ sở x 100 triệu/cơ sở/năm x 5 năm).
- Xây dựng và đăng ký thương hiệu: Mức hỗ trợ 50% chi phí, nhưng không quá 80 triệu cho một cơ sở. Dự toán: 1.360 triệu đồng (17 cơ sở x 80 triệu).
Bảng: Phân kỳ kinh phí ngân sách đầu tư qua từng năm
(ĐVT: 1.000 đồng)
Nội dung |
Tổng |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Tham gia hội chợ, triển lãm |
12.240 |
2.448 |
2.448 |
2.448 |
2.448 |
2.448 |
Xúc tiến thương mại Quốc gia |
8.500 |
1.700 |
1.700 |
1.700 |
1.700 |
1.700 |
Xây dựng và đăng ký thương hiệu |
1.360 |
160 |
200 |
200 |
300 |
500 |
Tổng cộng |
22.100 |
4.308 |
4.348 |
4.348 |
4.448 |
4.648 |
Tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình (cây trồng, vật nuôi và thương hiệu): 1.078.645.448.700 đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư của dân và doanh nghiệp là 779.660.551.500 đồng.
- Vốn đầu tư từ ngân sách là 298.984.897.200 đồng.
Phân kỳ nguồn vốn ngân sách từ 2011 đến 2015 (triệu đồng)
Nội dung |
Tổng |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Cây trồng chủ lực |
249.887,2 |
49.977,5 |
49.977,5 |
49.977,5 |
49.977,5 |
49.977,5 |
Vật nuôi chủ lực |
26.997,7 |
4.383,4 |
4.905,7 |
5.428 |
5.966,1 |
6.314,3 |
Xây dựng thương hiệu |
22.100 |
4.308 |
4.348 |
4.348 |
4.448 |
4.648 |
Tổng cộng |
298.984,9 |
58.668,9 |
59.231,2 |
59.753,5 |
60.391,6 |
60.939,8 |
- Đối với cây trồng chủ lực: Hình thành được những vùng chuyên canh mang tính hàng hóa có năng suất cao, chất lượng tốt, thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuận lợi, tăng hiệu quả sản xuất, tăng giá trị trên đơn vị diện tích trên 20%, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn.
Bảng: Dự tính hiệu quả kinh tế đối với diện tích thâm canh từ 2011 - 2015 (trung bình/ha)
Loại cây |
Chi phí đầu tư (1.000 đ) |
Năng suất (tấn/ha) |
Đơn giá (1.000 đ/kg) |
Doanh thu 05 năm (1.000đ) |
Lợi nhuận bình quân/năm (1.000đ /năm) |
Tỷ suất lợi nhuận |
||||
Tổng |
NS hỗ trợ |
Dân đầu tư |
Trung bình toàn tỉnh |
Trung bình 2011 đến 2015 |
Chênh lệch |
|||||
|
1=(2+3) |
2 |
3 |
4 |
5 |
6=(5-4) |
7 |
8=(5x5x7) |
9=(8-1)/5 |
10=(9x100/1) |
Bưởi |
219.448 |
62.264 |
157.184 |
11,4 |
14 |
2,6 |
10 |
700.000 |
96.110 |
43,80 |
Sầu riêng |
216.301 |
60.870 |
155.431 |
8 |
12 |
4 |
11 |
660.000 |
88.740 |
41,03 |
Xoài |
329.942 |
95.083 |
234.859 |
8,8 |
18 |
9,2 |
7 |
630.000 |
60.012 |
18,19 |
Điều |
122.740 |
33.462 |
89.278 |
1,1 |
2 |
0,9 |
32 |
320.000 |
39.452 |
32,14 |
Tiêu |
404.570 |
115.791 |
288.779 |
2,02 |
3 |
0,98 |
90 |
1.350.000 |
189.086 |
46,74 |
Cà phê |
383.908 |
95.161 |
288.747 |
1,88 |
3,2 |
1,32 |
40 |
640.000 |
51.218 |
13,34 |
- Đối với vật nuôi chủ lực: Tăng quy mô, chất lượng, số lượng đàn gia súc, gia cầm. Duy trì và nâng cao chất lượng đàn giống gốc để đàn thương phẩm có chất lượng cao, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tăng giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
- Đối với xây dựng thương hiệu: Nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, thúc đẩy tham gia tốt hơn vào thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Những sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu được tạo ra từ cây trồng, vật nuôi chủ lực góp phần phát triển dịch vụ nông nghiệp, tạo nhiều việc làm cho xã hội.
- Nâng cao nhận thức về sản xuất, tiêu dùng, an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo việc làm, tham gia có hiệu quả xóa đói, giảm nghèo và góp phần phát triển văn hóa, chính trị, xã hội khu vực nông thôn.
Từ việc hình thành các vùng chuyên canh áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP/GAHP sẽ giúp quản lý tốt dịch hại, bảo vệ môi trường; sản phẩm làm ra đảm bảo VSATTP, góp phần nâng cao bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Thực hiện Chương trình sẽ góp phần phát triển bền vững và mang lại hiệu quả toàn diện.
I. TRÁCH NHIỆM CỦA UBND CẤP HUYỆN
- Chủ trì đánh giá quá trình thực hiện chương trình giai đoạn 2006 - 2010; rà soát và quy hoạch lại các vùng chuyên canh cây trồng chủ lực; cân đối ngân sách đầu tư cho sản xuất nông nghiệp bền vững, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình và các dự án cụ thể để triển khai trong giai đoạn 2011 - 2015.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức điều tra cơ bản, khảo sát địa hình để xác định các vùng có đủ điều kiện sản xuất tập trung; xây dựng các dự án chi tiết để thực hiện Chương trình này, lấy ý kiến các sở, ngành, trình các cấp thẩm quyền phê duyệt triển khai.
- Xây dựng và củng cố hoạt động các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã đủ mạnh để tham gia thực hiện Chương trình.
- Tổ chức tuyên truyền để người dân hiểu và tích cực tham gia Chương trình.
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã và trang trại ứng dụng đồng bộ, có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật mới, tham gia tốt vào thị trường.
- Phối hợp các cơ quan chuyên môn tổ chức quản lý giống cây trồng, vật nuôi để cung ứng giống chất lượng tốt cho sản xuất.
- Lồng ghép các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để hình thành vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt.
- Vận động các doanh nghiệp hợp đồng liên kết sản xuất, gia công và tiêu thụ nông sản.
- Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện vay vốn tín dụng phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu các loại sản phẩm chủ lực.
- Hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và nhân rộng các điển hình sản xuất theo hướng GAP/GAHP; báo cáo định kỳ và đột xuất về UBND tỉnh.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự án thực hiện cụ thể, lộ trình, giải pháp tổ chức thực hiện; theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách, đề xuất giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh tập trung cây trồng chủ lực, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Ban hành, hướng dẫn, tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi theo hướng GAP. Tổ chức tập huấn, tham quan học tập, xây dựng điển hình về tổ chức, quản lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Nghiên cứu và hoàn thiện các quy trình sản xuất theo VietGAP phù hợp điều kiện Đồng Nai.
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý; tổ chức chuyển giao kỹ thuật, thực hiện công tác tư vấn cho các đối tượng tham gia sản xuất; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan. Đề xuất các nội dung nghiên cứu khoa học phục vụ Chương trình.
- Phối hợp các địa phương, các ngành và các tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu nông sản; tổ chức vận động các doanh nghiệp tham gia hợp đồng liên kết sản xuất, gia công và tiêu thụ nông sản.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết và tuyên truyền về hiệu quả của Chương trình.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với các sở, ngành, tổng hợp phân bổ nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Chương trình.
2. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, phân bổ kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện chương trình; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc cấp phát, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định; chủ trì triển khai thực hiện Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 lồng ghép vào Chương trình này.
3. Sở Công Thương:
- Chủ trì, đẩy mạnh tiến độ phát triển công nghiệp, công tác khuyến công về nông thôn.
- Quy hoạch, xây dựng, triển khai tổ chức khu vực bán nông sản an toàn tại các chợ hiện hữu;
- Phát triển mạng lưới điện nông thôn phục vụ sản xuất;
- Xúc tiến thương mại, liên kết, tìm kiếm các nhà phân phối hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
4. Sở Tài nguyên - Môi trường:
Chủ trì, phối hợp Sở NN - PTNT triển khai chính sách về đất đai để hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất chuyên canh; thực hiện công tác quản lý môi trường để phát triển bền vững các vùng sản xuất nông sản hàng hóa.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm nông nghiệp phù hợp VietGAP; tiếp tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu.
- Ưu tiên triển khai thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất phục vụ Chương trình.
6. Sở Thông tin - Truyền thông:
Phát triển dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin để ứng dụng vào phát triển sản xuất. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện Chương trình.
7. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch:
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - thể thao và du lịch gắn với việc thực hiện nội dung Chương trình này.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp Sở NN - PTNT, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Nội vụ tổ chức đào tạo nghề và hướng nghiệp cho lao động vùng nông thôn.
- Triển khai lồng ghép các dự án giảm nghèo với các mô hình, các dự án của Chương trình này.
9. Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT và các sở, ngành xây dựng Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương và ngành NN - PTNT; hoàn thiện đội ngũ cán bộ nông nghiệp địa phương để triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình thuận lợi, đạt kết quả.
10. Sở Y tế:
Hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất các chủ thể sản xuất, kinh doanh, chế biến các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực thực hiện quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.
11. Các Đoàn thể:
- Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Đồng Nai, các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện chương trình.
- Hội Nông dân tỉnh tập trung thực hiện những nội dung:
+ Tuyên truyền, phổ biến và phối hợp triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư cho Chương trình.
+ Phối hợp các địa phương vận động thành lập các hình thức kinh tế tập thể, tham gia xây dựng và củng cố các hợp tác xã tham gia Chương trình.
12. Liên minh Hợp tác xã:
- Phối hợp các địa phương tổ chức hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác và hợp tác xã, củng cố nâng cao chất lượng hợp tác xã đang hoạt động để tham gia Chương trình đạt kết quả cao.
- Hỗ trợ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX để quản lý, sản xuất hiệu quả.
13. Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh -Truyền hình Đồng Nai:
Thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan để thực hiện Chương trình.
14. Các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình.
Xây dựng nội dung dự án cụ thể để tham gia; thực hiện đầy đủ những cam kết khi tham gia Chương trình./.