Quyết định 553/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 553/QĐ-TTg
Ngày ban hành 15/05/2018
Ngày có hiệu lực 15/05/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 553/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, quy hoạch vùng Bắc Trung bộ - Duyên hải miền Trung; thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực cả nước.

2. Tập trung quán triệt, thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Tỉnh ủy, Hội đng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Quyết liệt, quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, tháo gỡ khó khăn để phấn đấu đạt và vượt Mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch từng giai đoạn, tạo tiền đề vững chắc cho việc phát triển bền vững, nâng tầm vị thế của tỉnh trong khu vực cũng như cả nước.

3. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao chất lượng và đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng trưởng dựa chủ yếu vào năng suất, kỹ thuật công nghệ cao; phấn đu duy trì Mục tiêu phát trin kinh tế với tc độ cao trên cơ sở bn vững.

4. Khai thác hiệu quả nguồn nội lực và thu hút các nguồn ngoại lực; phát triển có trọng tâm, trọng điểm vào một số ngành, lĩnh vực kinh tế có lợi thế, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ có năng lực cạnh tranh để tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Không ngừng hoàn thiện th chế và cơ chế Điều hành để nâng cao tính chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu kinh tế, trước hết với các tỉnh vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên và Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; có cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng từ bên ngoài, nhất là công nhân và lao động kỹ thuật, các chuyên gia về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.

6. Phát triển kinh tế - xã hội phải đặt trên nền tảng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội; hướng đến Mục tiêu thu hẹp Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng.

7. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn bó chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái, phòng ngừa ảnh hưởng tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

- Dựa vào lợi thế, tiềm năng sẵn có, kết hợp các nguồn lực bên ngoài, phn đấu đưa tỉnh Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Cùng với việc mở rộng quan hệ hợp tác, kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, Quảng Nam sẽ đầu tư có trọng tâm vào các ngành có lợi thế so sánh nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững; chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển song song công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; phát triển kinh tế bin gn với bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo; chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đột phá chiến lược, Chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Huy động mọi nguồn lực tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường; nâng cao đời sống người dân. Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện chất lượng giáo dục, đào tạo nghề; chú trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu. Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

a) Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt Khoảng 10 - 10,5%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt Khoảng 9 - 10%/năm.

- Đến năm 2020: GRDP/người đạt 3.400 USD; cơ cấu kinh tế các ngành phi nông nghiệp chiếm Khoảng 90%; ngành nông nghiệp chiếm Khoảng 10%. Đến năm 2025: GRDP/người đạt Khoảng 5.000 USD; cơ cấu kinh tế các ngành phi nông nghiệp chiếm hơn 92%, ngành nông nghiệp chiếm gần 8%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 16%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tăng 17%/năm giai đoạn 2021 - 2025.

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân trên 15%/năm. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tương đương 30% GRDP.

b) Về xã hội

- Tốc độ gia tăng dân số bình quân 1,0%/năm trong suốt giai đoạn 2016 - 2025, dự kiến đến năm 2020 dân số toàn tỉnh đạt Khoảng 1.570 nghìn dân, đến năm 2025 đạt Khoảng 1.650 nghìn dân. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt trên 32% và đến 2025 đạt Khoảng 46%.

[...]