Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 3202/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 3202/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/09/2015
Ngày có hiệu lực 17/09/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Trần Thị Thu Hà
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3202/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 17 tháng 9 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 28/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc;

Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện: An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Hoài Ân, Phù Cát và Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./. 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thu Hà

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 3202/QĐ-UBND ngày 17/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; xác định công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị;

Đầu tư phát triển đi đôi với thực hiện tốt các chính sách dân tộc, chính sách an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí. Phát triển vùng dân tộc miền núi bền vững, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, góp phần ổn định chính trị và đảm bảo quốc phòng an ninh.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc;

- Xây dựng các đề án, chính sách cho vùng dân tộc, miền núi phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với quy hoạch của tỉnh, huyện, xã và phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh;

- Nâng cao vai trò tham mưu của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các chính sách dân tộc. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các đề án, chính sách phù hợp tình hình thực tế và khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả; tránh chồng chéo, lãng phí; huy động sự đóng góp của nhân dân; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tập trung thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc, miền núi; thực hiện đồng bộ các chính sách với các xã, thôn đặc biệt khó khăn, tạo thuận lợi để hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận các nguồn lực và thụ hưởng các phúc lợi xã hội.

Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu về đường giao thông, điện lưới, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, phát triển các chợ đầu mối; quy hoạch sắp xếp, ổn định dân cư gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nông thôn mới.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng và đặc điểm tập quán của từng dân tộc gắn với xây dựng nông thôn mới. Phân vùng sản xuất nông sản chủ lực có thế mạnh của địa phương gắn với kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mang tính hàng hóa, đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông dân với các doanh nghiệp thông qua tổ chức đại diện của nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác) nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm của nông dân sản xuất ra. Ưu tiên, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đng và Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc; nâng cao vai trò của đồng bào, người có uy tín và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, thể chế hóa những quan điểm ưu tiên thành cơ chế, chính sách cụ thể. Xây dựng cơ chế điều phối, phối hợp hiệu quả giữa Ban Dân tộc tỉnh với các sở, ngành, địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

[...]