Kế hoạch 1088/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 1088/KH-UBND
Ngày ban hành 17/03/2015
Ngày có hiệu lực 17/03/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Lê Viết Chữ
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1088/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 03 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013, Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Công văn số 120/UBDT-KHTC ngày 21/02/2014 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn triển khai Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; trên cơ sở kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 1057-TB/TU ngày 12/12/2014, ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh tại Công văn số 427/HĐND-DT ngày 09/10/2014 và đề xuất của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 33/TTr-BDT ngày 13/02/2015, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, như sau:

Phần thứ nhất

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của HĐND, UBND tỉnh, sự vận động của Mặt trận và các tổ chức thành viên, công tác phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện của các cấp, các ngành và nỗ lực của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nên tốc độ phát triển kinh tế ổn định; sản xuất nông lâm nghiệp có bước phát triển; quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có tiến bộ; khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được tích cực chỉ đạo, nguồn vốn đầu tư trọng điểm nên công trình đưa vào sử dụng phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có những bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Cùng với kinh tế phát triển và tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều nguồn nên đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, các đối tượng chính sách được quan tâm giải quyết chế độ kịp thời, chỉ tiêu về kế hoạch giảm nghèo đạt so với mục tiêu đề ra. Cấp ủy đảng và chính quyền địa phương đã chú trọng đến việc giải quyết việc làm, chăm lo đời sống cho đối tượng chính sách kết hợp với tăng cường các hoạt động văn hóa tuyên truyền phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Phong trào đoàn kết, bảo vệ an ninh đã được đồng bào các dân tộc thiểu số trong khu vực miền núi hưởng ứng mạnh mẽ. Nhờ đó, tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua luôn duy trì và ổn định, công tác quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Phần thứ hai

NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức thực hiện tốt các nội dung, hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững và phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số; giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc tham mưu và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số đảm bảo quy tắc công bằng và dân chủ.

- Lồng ghép các nguồn lực trong việc thực hiện các chương trình, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; huy động sự đóng góp của nhân dân; thường xuyên kiểm tra và sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc.

II. CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số

- Đến năm 2020, đảm bảo 100% xã có trường học kiên cố; 25% trường mầm non, 30% trường tiểu học, 30% trường trung học cơ sở và 50% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia giáo dục; huy động học sinh trong độ tuổi đến trường ở bậc mầm non đạt 100%, bậc tiểu học đạt 98%, bậc trung học cơ sở đạt 95% và bậc trung học phổ thông đạt 80%;

- Lao động là dân tộc thiểu số qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đạt trên 50%, trong đó có 20% được đào tạo nghề. Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống dưới 50% vào năm 2020.

2. Công tác cán bộ người dân tộc thiểu số

Trong hệ thống chính trị các cấp ở vùng dân tộc thiểu số, nhất là hệ thống cơ quan hành chính vùng dân tộc thiểu số phải đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số; ở các vị trí chủ chốt, nhất thiết phải có cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đến năm 2020, 100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, trong đó 70% có trình độ từ cao đẳng trở lên.

3. Giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

vùng dân tộc thiểu số, bình quân mỗi năm giảm từ 5-7% hộ nghèo theo chuẩn nghèo của từng giai đoạn, trong đó mức giảm tỉ lệ hộ nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm đạt từ 4-5%. Hàng năm phấn đấu tăng thêm khoảng từ 5.000 đến 6.000 việc làm mới cho lao động ở vùng dân tộc thiểu số. Đến năm 2020, đảm bảo thu nhập bình quân đầu người vùng dân tộc thiểu số tăng lên gấp 4 lần so với hiện nay.

4. Cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số

- Đến năm 2020, đảm bảo có đường ô tô đến trung tâm xã suốt 4 mùa; 100% đường trục liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; trên 50% trục đường thôn được cứng hóa đạt tiêu chí theo cấp kỹ thuật theo quy định trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.

[...]