Quyết định 3115/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch phát triển thủy sản bền vững tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 3115/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/10/2017
Ngày có hiệu lực 20/10/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lâm Quang Thi
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3115/QĐ-UBND

An Giang, ngày 20 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐỀN NĂM 2025.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1434/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 -2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;

Theo nội dung Thông báo kết luận số 158/TB-VPCP ngày 24/3/2017 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang, trong đó đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng dự án giống cá tra 3 cấp, chất lượng cao;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 229/TTr-SNN&PTNT ngày 13/10/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển thủy sản bền vững tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu tổng quát: Phát triển thủy sản theo quy hoạch, quy mô sản xuất công nghiệp, sản phẩm thủy sản đạt tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng theo yêu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu, sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ; Sản xuất thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và đồng thời thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững nhằm tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai; Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành hàng; Tăng thu nhập, cải thiện chất lượng đời sống, nâng cao trình độ lao động của nông dân, tăng dần mức độ hưởng lợi từ các dịch vụ cơ bản của khu vực dân cư nông thôn; Đóng góp trên 30% trong việc tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 2,71%.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Đối với các sản phẩm thủy sản chủ lực:

a) Sản phẩm cá tra

TT

Nội dung

ĐVT

Hiện tại 2017

2020

2025

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

I

Đề án vùng chuyên canh sản xuất cá tra tỉnh An Giang đến năm 2020

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích vùng chuyên canh nuôi cá tra áp dụng nuôi theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế. Sử dụng nguồn giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, cơ sở/doanh nghiệp nuôi cá tra thực hiện đăng ký cấp mã số ao nuôi, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm cá tra chế biến xuất khẩu.

%

53

80

+27

100

+47

2

Vùng chuyên canh nuôi cá tra ứng dụng dụng công nghệ cao, quy mô trên 50 ha/vùng.

vùng

-

2

+2

3

3

II

Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL tại An Giang

 

 

 

 

 

 

1

Nâng cấp Trung tâm Giống Thủy sản An Giang thành Trung tâm Giống Thủy sản chất lượng cao cấp vùng có quy mô 100 ha.

tỉ con

0,3

1

+0,7

1,75

+1,45

2

Bổ sung đàn cá tra bố mẹ chất lượng từ các viện nghiên cứu, trường đại học theo hướng tăng trưởng nhanh, kháng dịch bệnh, tỉ lệ fillet cao, phục vụ Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp của tỉnh An Giang.

ngàn con

3,5

8,5

+5

13,5

+10

3

Vùng ương giống cá tra 3 cấp tập trung ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất giống đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, có quy mô tối thiểu 20 ha/vùng.

vùng

-

1

+1

2

+2

III

Chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu, mỗi chuỗi liên kết phải có ít nhất là 01 cơ sở sản xuất cá tra bột, 20 cơ sở sản xuất cá tra giống, 10 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm và 01 doanh nghiệp tiêu thụ cùng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

chuỗi

-

1

+1

3

+3

2

Các cơ sở sản xuất cá tra tham gia chuỗi liên kết phải áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế.

%

-

80

+80

100

+100

b) Sản phẩm cá rô phi, điêu hồng:

TT

Nội dung

ĐVT

Hiện tại 2017

2020

2025

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

I

Dự án chọn tạo đàn cá rô phi điêu hồng bố mẹ chất lượng đến năm 2020

 

 

 

 

 

 

1

Bổ sung đàn cá rô phi điêu hồng bố mẹ chất lượng từ các viện nghiên cứu, trường đại học theo hướng tăng trưởng nhanh, kháng dịch bệnh, tỉ lệ fillet cao, cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh; đồng thời, sản xuất giống chất lượng phục vụ cho nuôi thương phẩm.

Ngàn con

0,5

5,5

+5

10,5

+10

2

Xã hội hóa sản xuất cung ứng giống cá rô phi điêu hồng chất lượng cao, cung cấp cho các lồng bè nuôi thương phẩm trong tỉnh.

tr con

-

20

+20

40

+40

II

Phát triển hình thành các vùng lồng bè nuôi cá rô phi, điêu hồng chất lượng cao

 

 

 

 

 

 

1

Vùng lồng bè nuôi cá rô phi, điêu hồng trên sông đạt tiêu chuẩn chất lượng, quy mô tối thiểu 10 lồng bè/vùng) đảm bảo phù hợp với quy hoạch).

vùng

-

1

+1

2

+2

2

Vùng ương giống cá rô phi, điêu hồng tập trung ứng dụng công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất giống đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, có quy mô đạt tối thiểu 10 ha/vùng.

vùng

-

1

+1

2

+2

III

Chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu, mỗi chuỗi liên kết phải có ít nhất là 01 cơ sở sản xuất cá bột rô phi, điêu hồng, 10 cơ sở sản xuất rô phi, điêu hồng giống, 10 cơ sở nuôi rô phi, điêu hồng thương phẩm và 01 doanh nghiệp tiêu thụ cùng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

chuỗi

-

1

+1

3

+3

2

Các cơ sở sản xuất cá rô phi, điêu hồng tham gia chuỗi liên kết phải áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, sử dụng nguồn giống cá rô phi, điêu hồng chất lượng, sản phẩm sản xuất đáp ứng theo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu.

%

-

80

+80

100

+100

c) Sản phẩm tôm càng xanh:

TT

Nội dung

ĐVT

Hiện tại 2017

2020

2025

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

I

Đề án vùng chuyên canh sản xuất tôm càng xanh tỉnh An Giang đến năm 2020

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích vùng chuyên canh nuôi tôm càng xanh áp dụng nuôi theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế, sử dụng nguồn giống tôm càng xanh toàn đực chất lượng cao.

%

5

30

+25

50

+45

2

Vùng chuyên canh nuôi tôm càng xanh ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến, quy mô trên 50 ha/vùng.

vùng

-

1

+1

2

+2

II

Dự án xã hội hóa sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực đến năm 2020

 

 

 

 

 

 

1

Nghiên cứu hoàn thiện Quy trình ương giống tôm càng xanh toàn đực nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng tôm giống để chủ động cung cấp đủ lượng tôm càng xanh giống phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm trong và ngoài tỉnh.

tr con

25

50

+25

80

+55

2

Bổ sung tôm càng xanh bố mẹ (tôm cái giả) chất lượng từ Israel, từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước phục vụ cho sản xuất giống của tỉnh An Giang.

1.000 con

8

20

+12

50

+42

III

Chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ.

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ. Mỗi chuỗi liên kết phải có ít nhất 01 cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh, 10 cơ sở nuôi tôm thương phẩm và 01 doanh nghiệp tiêu thụ cùng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

chuỗi

-

1

+1

2

+2

2

Các cơ sở sản xuất tôm càng xanh tham gia chuỗi liên kết phải áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế, sử dụng nguồn giống tôm càng xanh toàn đực.

%

-

80

+80

100

+100

d) Sản phẩm cá basa:

TT

Nội dung

ĐVT

Hiện tại 2017

2020

2025

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

Chỉ tiêu

+/- so hiện tại

I

Dự án khôi phục nghề nuôi cá basa trong lồng bè trên sông tỉnh An Giang đến năm 2020

 

 

 

 

 

 

1

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá basa chủ động sản xuất cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi thương phẩm của tỉnh.

tr con

2

10

+8

30

+22

2

Bổ sung cá basa bố mẹ chất lượng từ các viện nghiên cứu, trường đại học, phục vụ cho sản xuất giống của tỉnh.

Ngàn con

0,1

1,1

+0,9

3

+2,9

II

Phát triển hình thành các vùng lồng bè nuôi cá basa chất lượng cao

 

 

 

 

 

 

1

Vùng nuôi cá basa lồng bè ứng dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, quy mô trên 20 lồng bè/vùng.

vùng

-

1

+1

2

+2

2

Vùng sản xuất giống cá basa, ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất giống đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, có quy mô tối thiểu đạt 3-5 ha/vùng.

cơ sở

-

1

+1

2

+2

III

Chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ sản xuất giống đến tiêu thụ xuất khẩu, mỗi chuỗi liên kết phải có ít nhất là 01 cơ sở sản xuất cá basa bột, 10 cơ sở nuôi cá basa thương phẩm và 01 doanh nghiệp tiêu thụ cùng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

chuỗi

-

1

+1

2

+2

2

Các cơ sở sản xuất cá basa tham gia chuỗi liên kết phải áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế.

%

-

80

+80

100

+100

2.2. Đối với các sản phẩm thủy sản tiềm năng:

Các sản phẩm thủy sản tiềm năng bao gồm: cá lóc, cá nàng hai, lươn,... Tùy theo tình hình phát triển thủy sản của tỉnh, nếu các đối tượng thủy sản tiềm năng hoặc các đối tượng thủy sản khác có thị trường tiêu thụ tốt có thể chuyển đổi thành các đối tượng chủ lực và thực hiện các nội dung chủ yếu như sau:

- Nghiên cứu, chuyển giao, chọn lọc đàn cá bố mẹ chất lượng, chủ động quy trình công nghệ sản xuất giống chất lượng cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi thương phẩm của tỉnh;

- Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất giống, nuôi thương phẩm tập trung ứng dụng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, giải pháp tổng hợp giảm giá thành sản phẩm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao;

[...]