Quyết định 929/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020”

Số hiệu 929/QĐ-UBND
Ngày ban hành 02/06/2015
Ngày có hiệu lực 02/06/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 929/QĐ-UBND

An Giang, ngày 02 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 25/02/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-UBND ngày 07/3/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1021/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 1349/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1758/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất hoa và cây kiểng ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2105/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa (lúa, rau màu, thủy sản) tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 110/TTr-SNN&PTNT ngày 25/5/2015 về việc xem xét, phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020”, với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1.1. Quan điểm

- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp là cốt lõi của quá trình tái cơ cấu kinh tế của tỉnh, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển bền vững trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp vừa phải theo cơ chế thị trường, phù hợp với các quy định về Hiệp định thương mại, vừa phải đảm bảo các mục tiêu về nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân nông thôn.

- Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, đào tạo, phát triển thị trường và khuyến nông; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin, dịch vụ phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nông dân.

- Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành. Khuyến khích nông dân và doanh nghiệp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tái cơ cấu là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm.

[...]