Quyết định 29/2014/QĐ-UBND về mức chi, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu | 29/2014/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/12/2014 |
Ngày có hiệu lực | 26/12/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Người ký | Nguyễn Văn Trăm |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2014/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 16 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
Căn cứ Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
Căn cứ Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 06/9/2011 ban hành Quy định mức chi, quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND ngày 31 tháng 7 năm 2014 của HĐND tỉnh về việc quy định mức chi bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 187/TTr-STP ngày 22 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức chi, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các quy định về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 06/9/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước (trừ các quy định về nội dung chi, mức chi cho công tác hòa giải cơ sở vẫn tiếp tục thực hiện theo Khoản 4, Điều 4, Quyết định số 53/2011/QĐ- UBND ngày 06/9/2011 cho đến khi có văn bản thay thế).
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
MỨC CHI, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số
29/2014/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2014
của UBND tỉnh)
Quy định này quy định mức chi, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; kinh phí phục vụ hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật các cấp; các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (sau đây gọi là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật) trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2014/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 16 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
Căn cứ Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
Căn cứ Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 06/9/2011 ban hành Quy định mức chi, quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND ngày 31 tháng 7 năm 2014 của HĐND tỉnh về việc quy định mức chi bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 187/TTr-STP ngày 22 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức chi, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các quy định về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 06/9/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước (trừ các quy định về nội dung chi, mức chi cho công tác hòa giải cơ sở vẫn tiếp tục thực hiện theo Khoản 4, Điều 4, Quyết định số 53/2011/QĐ- UBND ngày 06/9/2011 cho đến khi có văn bản thay thế).
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
MỨC CHI, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số
29/2014/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2014
của UBND tỉnh)
Quy định này quy định mức chi, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; kinh phí phục vụ hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật các cấp; các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (sau đây gọi là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật) trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp do ngân sách Nhà nước bảo đảm và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách Nhà nước cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp ngân sách của tỉnh không cân đối được thì ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, trọng điểm, bao gồm: Chi tổ chức tập huấn văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Xây dựng các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật đăng trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp; Chi cho Tủ sách pháp luật; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ trọng điểm của các Chương trình, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm dự toán kinh phí gửi về Sở Tài chính để Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính theo quy định.
3. Kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
1. Chi hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật các cấp, Ban chỉ đạo các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm:
a) Chi tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm nghiệp vụ, các phiên họp định kỳ, đột xuất, phiên họp tư vấn của Hội đồng, Ban chỉ đạo;
b) Chi văn phòng phẩm và biên soạn tài liệu phục vụ các hoạt động của Hội đồng, Ban chỉ đạo;
c) Chi các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra;
d) Chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng.
2. Chi thực hiện công tác thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm:
a) Xây dựng chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện truyền thông trên báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, tập san, bản tin, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề, làm bảng thông tin và hộp tin;
b) Thực hiện thông cáo báo chí, bao gồm: Chi biên soạn tài liệu và văn phòng phẩm phục vụ hoạt động thông cáo báo chí; chi tổ chức họp báo, phát hành, đăng tải thông cáo báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thông qua băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác;
d) Thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, bao gồm: biên soạn tin, bài phục vụ việc phát thanh; thù lao cho phát thanh viên; hỗ trợ trang bị hoặc thuê trang thiết bị phục vụ việc phát thanh tin, bài phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
3. Chi biên soạn, biên dịch các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm:
a) Biên soạn đề cương giới thiệu Luật, Pháp lệnh;
b) Biên soạn, in, phát hành hoặc đăng tải trên website, trang tin điện tử các loại sách, tài liệu pháp luật nghiên cứu chuyên đề, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật phục vụ đối tượng là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật và đội ngũ cán bộ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật;
c) Biên soạn, in, phát hành hoặc đăng tải trên website, trang tin điện tử các sách pháp luật phổ thông, tờ gấp pháp luật, câu chuyện pháp luật, băng, đĩa, tiểu phẩm pháp luật và các tài liệu khác phù hợp từng đối tượng cụ thể;
d) Biên dịch, in và phát hành tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số;
đ) Biên dịch tài liệu pháp luật từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
e) Chi biên soạn tài liệu tham khảo và hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng chương trình, rà soát, cập nhật chương trình bài giảng cho nhà giáo và người học.
4. Chi thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp, lưu động, sinh hoạt chuyên đề của các Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt, bao gồm:
a) Chi biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Chi mua, sao chụp tài liệu liên quan đến nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Cung cấp thông tin pháp luật thông qua các tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật và các ấn phẩm, tài liệu pháp luật khác;
d) Chi công tác phí cho cán bộ tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp, lưu động, tham gia sinh hoạt chuyên đề với Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt;
đ) Chi mua hoặc thuê trang thiết bị phục vụ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và sinh hoạt của Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả;
e) Chi hỗ trợ tiền ăn cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt Câu lạc bộ pháp luật; tiền nước uống cho người dự sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện hỗ trợ về địa điểm sinh hoạt của Câu lạc bộ pháp luật;
g) Chi sơ kết, tổng kết hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt;
h) Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, thuê người dẫn đường (nếu có).
5. Chi xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, xã, phường, thị trấn, khu dân cư, bao gồm:
a) Chi mua tài liệu, sách pháp luật cho Tủ sách mới xây dựng; cập nhật, bổ sung sách, tài liệu pháp luật mới cho Tủ sách phù hợp với yêu cầu sử dụng của cán bộ và nhân dân; chi mua Tủ mới hoặc bảo dưỡng Tủ sách định kỳ;
b) Chi phục vụ người đọc và báo cáo tình hình phục vụ người đọc đối với các tài liệu pháp luật của Tủ sách;
c) Một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật.
6. Chi xây dựng, quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu về chuẩn tiếp cận pháp luật, cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia, trang thông tin điện tử về phổ biến, giáo dục pháp luật; thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hóa phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; cập nhật, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật mới cần phổ biến phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
7. Chi tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm: thi viết, thi sân khấu hóa, thi qua mạng internet, thi trên sóng phát thanh, truyền hình.
8. Chi tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, nhà giáo và người học. Đối với các khóa tập huấn, bồi dưỡng có cấp chứng chỉ, có thêm mục chi cho việc biên soạn đề thi, đáp án, chấm thi và in ấn chứng chỉ.
9. Chi tổ chức các hội nghị cộng tác viên; các cuộc họp triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật và các Chương trình, đề án; các hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
10. Chi thù lao cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt; thù lao cộng tác viên, chuyên gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
11. Chi thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường, bao gồm:
a) Chi khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu của người học và nhà giáo;
b) Chi biên soạn, in, phát hành tài liệu giáo dục pháp luật;
c) Chi xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục pháp luật;
d) Chi thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật;
đ) Chi tổ chức giáo dục pháp luật ngoài giờ, ngoại khóa, trại hè và sinh hoạt hè cho người học.
12. Chi rà soát, thống kê, hệ thống hóa các văn bản, tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; triển khai các nhiệm vụ của Chương trình, Đề án, Kế hoạch và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, cải cách thủ tục hành chính.
13. Chi tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của các tầng lớp nhân dân; nhận thức pháp luật của học sinh, sinh viên; khảo sát việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn giáo dục công dân và pháp luật; điều tra, khảo sát để thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật và triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án đã được phê duyệt.
14. Chi mua, thuê trang thiết bị, tài sản và một số khoản chi mua, thuê khác phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
15. Chi kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật và Chương trình, Đề án, Kế hoạch liên quan.
16. Chi thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
17. Đối với các Chương trình, Đề án, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật đã được phê duyệt, ngoài việc thực hiện theo các nội dung chi quy định, tại khoản 1 đến khoản 16 Điều này, được chi một số nội dung quản lý, giám sát, đánh giá Chương trình, Đề án, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật các cấp (Trung ương và địa phương) như sau:
a) Chi xây dựng đề cương; xây dựng, hoàn thiện; xét duyệt, thẩm định Chương trình, Đề án, Kế hoạch;
b) Chi tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ; văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ trực tiếp hoạt động của Chương trình, Đề án, Kế hoạch;
c) Chi xây dựng các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chương trình, đề án; chi kiểm tra, giám sát, đánh giá theo định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ các Chương trình, Đề án, Kế hoạch; chi nghiệm thu các sản phẩm của Chương trình, Đề án, Kế hoạch;
d) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến quản lý, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình, Đề án, Kế hoạch.
18. Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật (nếu có).
19. Chi thực hiện các dự án từ nguồn tài trợ của nước ngoài căn cứ vào văn bản hợp tác quốc tế do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trong trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể về nội dung chi và mức chi thì có thể vận dụng các quy định tại Quy định này.
1. Mức chi một số khoản chi có tính chất đặc thù (có phụ lục kèm theo).
2. Đối với các nội dung chi không có trong phụ lục kèm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
1. Lập dự toán và cấp phát kinh phí:
a) Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình và các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, các Chương trình, Đề án, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật đã được phê duyệt, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trong dự toán hàng năm của đơn vị, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Riêng kinh phí bảo đảm hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được chi vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan thường trực.
c) Trên cơ sở dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở được dự toán vào ngân sách hàng năm, cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước thực hiện việc cấp phát nguồn kinh phí cho cơ quan dự toán.
2. Sử dụng và quyết toán kinh phí:
Việc quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật được thực hiện theo chế độ và quy định quản lý tài chính hiện hành.
1. Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở theo đúng quy định.
2. Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm kiểm tra về việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 8. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời kiến nghị bằng văn bản gửi về Sở Tư pháp, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
MỘT SỐ KHOẢN CHI CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ THỰC HIỆN CÔNG
TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN TẠI CƠ
SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND
ngày 16 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh)
Stt |
Nội dung chi |
Đơn vị tính |
Mức chi (1.000 đ) |
Ghi chú |
1 |
Xây dựng Chương trình, Đề án, Kế hoạch; các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn Chương trình, Đề án, Kế hoạch |
|
|
|
a |
Xây dựng đề cương |
|
|
|
|
- Xây dựng đề cương chi tiết |
Đề cương |
- Cấp tỉnh: 1.000 - Cấp huyện: 800 - Cấp xã: 600 |
|
|
- Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát |
Đề cương |
- Cấp tỉnh: 1.600 - Cấp huyện: 1.300 - Cấp xã: 1.000 |
|
b |
Soạn thảo Chương trình, Đề án, Kế hoạch |
|
|
|
|
- Soạn thảo Chương trình, Đề án, Kế hoạch |
Chương trình, Đề án, Kế hoạch |
- Cấp tỉnh: 2.400 - Cấp huyện: 1.900 - Cấp xã: 1.500 |
|
|
- Soạn thảo báo cáo tiếp thu, tổng hợp ý kiến |
Báo cáo |
- Cấp tỉnh: 500 - Cấp huyện: 400 - Cấp xã: 300 |
|
c |
Tổ chức họp, tọa đàm góp ý |
|
|
|
|
- Chủ trì |
Người/buổi |
200 |
|
|
- Thành viên dự |
Người/buổi |
100 |
|
d |
Ý kiến tư vấn của chuyên gia |
Văn bản |
500 |
|
đ |
Xét duyệt Chương trình, Đề án, Kế hoạch |
|
|
|
|
- Chủ tịch Hội đồng |
Người/buổi |
200 |
|
|
- Thành viên Hội đồng, thư ký |
Người/buổi |
150 |
|
|
- Đại biểu được mời tham dự |
Người/buổi |
100 |
|
|
- Nhận xét, phản biện của Hội đồng |
Bài viết |
300 |
|
|
- Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng |
Bài viết |
200 |
|
e |
Lấy ý kiến thẩm định |
Bài viết |
- Cấp tỉnh: 500 - Cấp huyện: 400 - Cấp xã: 300 |
Trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt Chương trình, Đề án, Kế hoạch |
g |
Xây dựng các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn Chương trình, Đề án, Kế hoạch |
Văn bản |
- Cấp tỉnh: 500 - Cấp huyện: 400 - Cấp xã: 300 |
|
2 |
Chi thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên, người được mời tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thù lao cộng tác viên, chuyên gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật |
|
|
|
a |
Thù lao báo cáo viên cấp tỉnh |
Người/buổi |
|
Áp dụng chế độ thù lao giảng viên quy định tại tiểu mục 1.1 mục 1 Điều 3 Thông tư số 139/2010/TT-BTC |
b |
Thù lao báo cáo viên cấp huyện, tuyên truyền viên, cộng tác viên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn và tham gia các đợt phổ biến pháp luật lưu động, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt |
Người/buổi |
Đối với báo cáo viên: + Trường hợp phức tạp: 300 + Không phức tạp: 200 - Đối với tuyên truyền viên: + Trường hợp phức tạp: 200 + Không phức tạp: 150 |
|
c |
Thù lao cho người được mời tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thù lao cộng tác viên, chuyên gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật |
Người/buổi |
|
Tùy theo trình độ, áp dụng mức chi quy định tại điểm a, b của mục này |
d |
Thù lao báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù |
Người/buổi |
Được hưởng thêm 20% so với mức thù lao quy định tại điểm a, b, c mục này |
|
3 |
Biên soạn một số tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù |
|
|
|
a |
Tờ gấp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định) |
Tờ gấp đã hoàn thành |
- Cấp tỉnh: 800 - Cấp huyện: 600 - Cấp xã: 500 |
|
b |
Tình huống giải đáp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định) |
Tình huống đã hoàn thành |
- Cấp tỉnh: 300 - Cấp huyện: 200 - Cấp xã: 100 |
|
c |
Câu chuyện pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định) |
Câu chuyện đã hoàn thành |
- Cấp tỉnh: 1.200 - Cấp huyện: 1.000 - Cấp xã: 700 |
|
d |
Tiểu phẩm pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia) |
Tiểu phẩm đã hoàn thành |
- Cấp tỉnh: 4.000 - Cấp huyện: 3.000 - Cấp xã: 2.000 |
|
4 |
Chi xây dựng và duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt |
|
|
|
|
Chi hỗ trợ tiền ăn, nước uống cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt Câu lạc bộ pháp luật |
Người/ngày |
30 |
Không quá 1 ngày |
|
Chi tiền nước uống cho người dự sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt |
Người/buổi |
10 |
|
5 |
Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, thuê người dẫn đường |
|
|
|
a |
Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số kiêm người dẫn đường (đối với trường hợp phải thuê ngoài) |
Ngày |
250% mức lương cơ sở, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính |
Chỉ áp dụng đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt tại vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa cần có người địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật |
b |
Chi thuê người dẫn đường (không phải phiên dịch) |
Ngày |
Tối đa 150% mức lương cơ sở tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính |
|
6 |
Chi tổ chức cuộc thi, hội thi |
|
|
|
a |
Chi biên soạn đề thi, đáp án, bồi dưỡng Ban giám khảo, Ban tổ chức và một số nội dung chi khác |
|
|
Áp dụng mức chi theo TTLT số 66/2012/TTLT-BTC-BGD&ĐT |
b |
Chi tổ chức cuộc thi sân khấu, thi trên internet, có thêm mức chi đặc thù sau: |
|
|
|
|
Thuê dẫn chương trình |
Người/ngày |
- Cấp tỉnh: 1.600 - Cấp huyện: 1.200 - Cấp xã: 1.000 |
|
|
Thuê hội trường và thiết bị phục vụ cuộc thi sân khấu |
Ngày |
- Cấp tỉnh: 8.000 - Cấp huyện: 6.000 - Cấp xã: 5.000 |
Cấp tỉnh: các cuộc thi do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban Tổ chức; Cấp huyện: là các cuộc thi Do Giám đốc Sở, tương đương Giám đốc Sở hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện làm Trưởng Ban tổ chức. |
|
Thuê văn nghệ, diễn viên |
Người/ngày |
300 |
|
|
Thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hóa (đối với cuộc thi qua mạng điện tử) |
|
|
Thực hiện theo Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính |
c |
Chi giải thưởng |
|
|
|
|
- Giải nhất |
Giải thưởng |
|
|
|
+ Tập thể |
|
- Cấp tỉnh: 8.000 - Cấp huyện: 6.000 - Cấp xã: 5.000 |
|
|
+ Cá nhân |
|
- Cấp tỉnh: 5.000 - Cấp huyện: 4.000 - Cấp xã: 3.000 |
|
|
- Giải nhì |
Giải thưởng |
|
|
|
+ Tập thể |
|
- Cấp tỉnh: 6.000 - Cấp huyện: 4.000 - Cấp xã: 3.000 |
|
|
+ Cá nhân |
|
- Cấp tỉnh: 2.400 - Cấp huyện: 1.900 - Cấp xã: 1.500 |
|
|
- Giải ba |
Giải thưởng |
|
|
|
+ Tập thể |
|
- Cấp tỉnh: 4.000 - Cấp huyện: 3.000 - Cấp xã: 2.500 |
|
|
+ Cá nhân |
|
- Cấp tỉnh: 1.600 - Cấp huyện: 1.200 - Cấp xã: 1.000 |
|
|
- Giải khuyến khích |
Giải thưởng |
|
|
|
+ Tập thể |
|
- Cấp tỉnh: 2.400 - Cấp huyện: 1.900 - Cấp xã: 1.500 |
|
|
+ Cá nhân |
|
- Cấp tỉnh: 800 - Cấp huyện: 600 - Cấp xã: 500 |
|
|
- Giải phụ khác |
|
500 |
|
7 |
Chi hỗ trợ hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật trên đài phát thanh xã, phường, thị trấn, loa truyền thanh cơ sở |
|
|
|
a |
Biên soạn, biên tập tài liệu phát thanh |
Trang |
75 |
Tính theo trang chuẩn 350 từ |
b |
Bồi dưỡng phát thanh |
|
|
|
|
Phát thanh bằng tiếng Việt |
Lần |
15 |
|
|
Phát thanh bằng tiếng dân tộc |
Lần |
20 |
|
8 |
Chi phục vụ trực tiếp việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật |
|
|
|
|
Chi hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật hàng năm |
Tủ/năm |
2.000 |
Theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ |
|
Rà soát, bổ sung, cập nhật sách định kỳ 06 tháng/lần |
Lần |
100 |
|
|
Bồi dưỡng cán bộ tham gia luân chuyển sách |
Lần/người |
50 |
|
9 |
Chi thực hiện thống kê, rà soát, viết báo cáo đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Chương trình, Đề án, Kế hoạch, đánh giá thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật |
|
|
|
a |
Thu thập thông tin, xử lý số liệu báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương |
Báo cáo |
- Cấp tỉnh: 50 - Cấp huyện: 40 - Cấp xã: 30 |
|
b |
Rà soát văn bản, tài liệu phục vụ hệ thống hóa, kiến nghị xây dựng thể chế, thực hiện chương trình, đề án |
Văn bản |
- Cấp tỉnh: 50 - Cấp huyện: 40 - Cấp xã: 30 |
|
c |
Viết báo cáo |
|
|
|
|
- Báo cáo tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ |
Báo cáo |
4.000 |
|
- Báo cáo định kỳ, sơ kết, tổng kết của UBND: |
|
|||
+ Cấp tỉnh |
2.400 |
|||
+ Cấp huyện |
1.900 |
|||
+ Cấp xã |
1.500 |
|||
|
Báo cáo chuyên đề |
Báo cáo |
- Cấp tỉnh: 2.400 - Cấp huyện: 1.900 - Cấp xã: 1.500 |
|
|
Báo cáo đột xuất |
Báo cáo |
- Cấp tỉnh: 800 - Cấp huyện: 600 - Cấp xã: 500 |
|
10 |
Chi khen thưởng xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tiêu biểu về chuẩn tiếp cận pháp luật |
|||
a |
Khen thưởng xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật |
Tương đương tập thể lao động xuất sắc |
Bằng 1,5 lần mức lương cơ sở |
Áp dụng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành |
b |
Khen thưởng xã, phường, thị trấn được UBND tỉnh tặng Bằng khen tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh |
Bằng khen |
Bằng 2 lần mức lương cơ sở |