Quyết định 50/2014/QĐ-UBND quy định mức chi và kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang

Số hiệu 50/2014/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/12/2014
Ngày có hiệu lực 10/01/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Hồ Việt Hiệp
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2014/QĐ-UBND

An Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức chi và kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quyết định này quy định nội dung, mức chi và kinh phí đối với các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang (sau đây gọi là công tác phổ biến giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật).

Điều 2. Nội dung chi

Thực hiện theo Điều 4 Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP).

Điều 3. Mức chi

1. Mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thực hiện theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP và các quy định cụ thể của địa phương.

2. Một số khoản chi có tính chất đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thực hiện theo mức chi tại phụ lục đính kèm.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách; được bố trí trong dự toán của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan và huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Ngân sách Trung ương cấp kinh phí xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.

3. Đối với kinh phí thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai thực hiện một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, trọng điểm do ngân sách Trung ương hỗ trợ. Hàng năm, trên cơ sở tổng hợp dự toán ngân sách bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn, Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính để xem xét hỗ trợ bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

a) Chi tổ chức tập huấn văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Xây dựng các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật đăng trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

c) Chi cho tủ sách pháp luật; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù theo quy định tại Mục 2 Chương II Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

d) Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ trọng điểm của các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật.

Điều 5. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật

1. Lập dự toán ngân sách:

a) Hàng năm, các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương và các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; các chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của năm và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý ban hành kế hoạch để làm căn cứ lập dự toán ngân sách.

b) Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí chi tiết cùng với dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị gửi Sở Tài chính (đối với Sở, ban ngành cấp tỉnh), phòng Tài chính Kế hoạch (đối với các phòng, ban cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã) để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hàng năm cho đơn vị. Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành.

[...]