Quyết định 2363/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 2363/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/09/2021
Ngày có hiệu lực 20/09/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2363/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 20 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2045;

Căn cứ Quyết định số 1368/QĐ-BNN-CN ngày 01/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 205/TTr-SNN ngày 29/7/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số: 2363/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại quy mô lớn, công nghiệp, hiện đại, bền vững; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, đặc sản của tỉnh; phát triển chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo chuỗi liên kết, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm tăng sức cạnh tranh ngành chăn nuôi, từng bước nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2021-2025 trung bình từ 4,5 đến 5,0%/năm, giai đoạn 2026-2030 từ 3,5-4%/năm; tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đến năm 2025 đạt từ 18-20%, đến năm 2030 đạt từ 22-25%.

b) Đến năm 2025, đàn bò đạt 140.000 con (trong đó đàn bò sữa 35.000 con); đàn trâu đạt khoảng 14.000 con, đàn lợn đạt 580.000 con, đàn gia cầm 13 triệu con; tổng sản lượng thịt hơi đạt khoảng 148.000 tấn; trong đó, sản lượng thịt lợn 117.000 tấn, thịt gia cầm từ 20.000 tấn, thịt trâu, bò 10.000 tấn; sản lượng trứng đạt 422 triệu quả, kén tằm 15.000 tấn, sữa tươi 135.000 tấn.

c) Đến năm 2030, đàn bò đạt 180.000 con (trong đó đàn bò sữa 48.000 con), đàn trâu đạt khoảng 15.000 con, phát triển đàn lợn khoảng 840.000 con, đàn gia cầm 15 triệu con; tổng sản lượng thịt hơi đạt khoảng 196.000 tấn, trong đó, sản lượng thịt lợn 157.000 tấn, thịt gia cầm 26.000 tấn, thịt trâu bò 32.000 tấn; sản lượng trứng đạt 540 triệu quả, kén tằm 18.000 tấn, sữa tươi 195.000 tấn.

d) Tỷ trọng gia cầm, gia súc được giết mổ tập trung đạt tương ứng khoảng 40% và 65% vào năm 2025; khoảng 50% và 70% vào năm 2030.

đ) Đến năm 2025, xây dựng được khoảng 50 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh và 100 cơ sở năm 2030.

e) Xây dựng 01-02 cơ sở nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm, đến năm 2025 sản xuất khoảng 100.000 hộp/năm đáp ứng khoảng 26% nhu cầu sản xuất; đến năm 2030 sản xuất khoảng 200.000 hộp/năm đáp ứng 44% nhu cầu sản xuất.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2045

1. Kế hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2030

a) Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, chăn nuôi khép kín, ứng dụng công nghệ cao, chủ động phòng chống dịch bệnh, xác định bò sữa, bò thịt cao sản, lợn, gia cầm, tằm là đối tượng vật nuôi chủ lực, chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi quy mô lớn, chuyển đổi giống vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng cao:

[...]