Kế hoạch 7063/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 7063/KH-UBND
Ngày ban hành 07/10/2021
Ngày có hiệu lực 07/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Hồ Quang Bửu
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7063/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 07 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn 2045; Quyết định số 1368/QĐ-BNN-CN ngày 01/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng chính phủ; UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 1368/QĐ-BNN-CN để triển khai thực hiện có hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế tại Quảng Nam; đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

2. Yêu cầu

Phát triển chăn nuôi trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương; phát huy lợi thế các giống vật nuôi bản địa, hình thành các sản phẩm đặc trưng vùng, miền.

Sử dụng nguồn vốn nhà nước để hỗ trợ phát triển chăn nuôi đảm bảo hiệu quả, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết giá trị từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm.

Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ngành, địa phương; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển ngành chăn nuôi bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi đạt mức khá trong nhóm các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ.

- Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh chủ yếu được nuôi ở các trang trại, đảm bảo điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho tiêu dùng nội địa và tham gia xuất khẩu.

- Đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm liên quan đến sản phẩm động vật.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Phấn đấu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp đạt trên 35% (năm 2020 đạt 26%).

- Tổng sản lượng thịt hơi các loại: 95.000 tấn, trong đó: thịt trâu, bò: 20.000 tấn (trong đó thịt bò: 17.000 tấn), thịt lợn: 50.000 tấn, thịt gia cầm: 25.000 tấn (trong đó thịt gà: 20.000 tấn). Tổng sản lượng trứng: 215 triệu quả, trong đó trứng gà: 95 triệu quả.

- Phấn đấu có 06 cơ sở chăn nuôi được công nhận phù hợp với quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), thực hành sản xuất tốt (GMP)...

- Phát triển ít nhất 02 trang trại chăn nuôi bò giống, 02 trang trại chăn nuôi lợn giống, 02 trang trại chăn nuôi gà giống quy mô lớn áp dụng công nghệ cao; hình thành ít nhất 01 chuỗi liên kết từ khâu sản xuất chăn nuôi đến giết mổ, sơ chế, tiêu thụ.

- Xây dựng được ít nhất 01 cơ sở (cấp xã) chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.

- Xây dựng 01 Chợ giao dịch bò thịt.

b) Đến năm 2030

- Phấn đấu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp đạt trên 40%.

- Tổng sản lượng thịt hơi các loại: 135.000 tấn, trong đó: thịt trâu, bò: 43.000 tấn (trong đó thịt bò: 40.000 tấn); thịt lợn: 57.000 tấn; thịt gia cầm: 35.000 tấn (trong đó thịt gà: 30.000 tấn). Tổng sản lượng trứng: 225 triệu quả (trong đó trứng gà: 100 triệu quả).

- Phấn đấu có 10 cơ sở chăn nuôi được công nhận phù hợp với quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), thực hành sản xuất tốt (GMP)...

- Phát triển thêm 02 trang trại chăn nuôi bò giống, 02 trang trại chăn nuôi lợn giống, 02 trang trại chăn nuôi gà giống quy mô lớn áp dụng công nghệ cao; hình thành thêm 01 chuỗi liên kết từ khâu sản xuất chăn nuôi đến giết mổ, sơ chế, tiêu thụ.

[...]