Kế hoạch 335/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 335/KH-UBND
Ngày ban hành 06/05/2021
Ngày có hiệu lực 06/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Lê Trọng Yên
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 335/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 06 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2021- 2030, TẦM NHÌN 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; Quyết định số 136/QĐ-BNN-CN ngày 01/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung của Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, đạt mục tiêu đã đề ra.

- Phát triển chăn nuôi bền vững, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và kiểm soát tốt dịch bệnh, qua đó nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi của tỉnh.

- Nâng cao tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi được sản xuất trong các trang trại, hộ chăn nuôi, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường; nâng cao tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi được giết mổ tập trung công nghiệp, sơ chế, chế biến đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Hoàn thiện các chính sách khuyến khích thúc đẩy chăn nuôi bền vững, hội nhập quốc tế.

- Đa dạng hóa các loài vật nuôi để phát huy lợi thế của từng tiểu vùng và nhu cầu đa dạng của từng thị trường, tập trung chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng đàn lợn, đàn gia cầm, gia súc ăn cỏ. Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại; phát triển chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp và công nghệ cao; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.

- Tầm nhìn đến năm 2045: Phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh theo hướng tiên tiến, công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong đó:

+ Đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học nhằm khống chế và kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người.

+ 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm được kiểm soát giết mổ trước khi đưa ra thị trường. Tất cả các sản phẩm chăn nuôi chính như thịt, trứng, sữa được sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường.

+ 100% thịt gia súc, gia cầm được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 50% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mức tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2025 trung bình từ 6-7%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 trung bình từ 7-8%/năm.

b) Sản lượng thịt xẻ các loại: Đến năm 2025 đạt 39.500 tấn, trong đó: thịt lợn chiếm từ 92% đến 94%, thịt gia cầm chiếm từ 3% đến 4%, thịt gia súc ăn cỏ chiếm từ 3% đến 4%;đến năm 2030 đạt 74.000 tấn, trong đó: thịt lợn chiếm từ 93% đến 95%, thịt gia cầm chiếm từ 3% đến 4%, thịt gia súc ăn cỏ chiếm 2% đến 3%.

c) Sản lượng trứng gia cầm đến năm 2025 đạt khoảng 25 triệu quả; đến năm 2030 đạt khoảng 30 triệu quả.

d) Đến năm 2025:Tỷ lệ gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung tương ứng khoảng 80% và 60%; đến năm 2030: Tỷ lệ tương ứng khoảng 90% và 70%; đến năm 2045: Tất cả gia súc, gia cầm đều được giết mổ tập trung và đã được chế biến trước khi đưa ra thị trường.

đ) Đến năm 2025: Có 80% cơ sở chăn nuôi trang trại đảm bảo an toàn sinh học. Đến năm 2030: Có 100% cơ sở chăn nuôi trang trại đảm bảo an toàn sinh học.

e) Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh: Đến năm 2025 xây dựng ít nhất 10 cơ sở; đến năm 2030 xây dựng ít nhất 50 cơ sở an toàn dịch bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; đến năm 2045 xây dựng ít nhất 01 vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện.

g) Phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có ít nhất 01 cơ sở giết mổ động vật tập trung gắn với sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi đáp ứng 30% tổng sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.

h) Phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có ít nhất 01nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi đáp ứng 30% nhu cầu chăn nuôi trên cơ sở từ các sản phẩm, phụ phẩm của nhóm cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày trên địa bàn tỉnh.

i) Đến năm 2030, trình độ và năng lực sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh thuộc nhóm phát triển của khu vực Tây Nguyên.

k)Khuyến khích phát triển chăn nuôi với điều kiện không vượt quá mật độ chăn nuôi của tỉnh quy định tại Phụ lục VI, Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ.

II. NHIỆM VỤ,GIẢI PHÁPTRỌNG TÂM

1. Rà soát, ban hành và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế,chính sách phát triển chăn nuôi

- Ban hành các quy định để triển khai thực hiện Luật Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; đề xuất, sửa đổi kịp thời các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo chuỗi khép kín, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu.

[...]