Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 2089/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 2089/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/07/2016
Ngày có hiệu lực 29/07/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2089/-UBND

Thái Bình, ngày 29 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về lập, thẩm định và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 106/TTr-SKHĐT ngày 06/7/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của tỉnh nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với tái cấu trúc ngành công nghiệp, đi đôi với đầu tư chiều sâu nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp tỉnh phát triển hiệu quả hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh, ci thiện nâng cao chất lượng lao động và hướng tới phát triển bền vững.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với mục tiêu nội địa hóa sản phẩm công nghiệp của cả nưc và từng bước đưa ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh tham gia vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở chọn lọc một số lĩnh vực có thị trường và dựa trên tiềm năng, lợi thế của tỉnh, gắn với sự phân công lao động giữa các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng và của cả nước.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ các đơn vị sản xuất và các nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại theo hướng bảo vệ môi trường và theo lộ trình cụ thể, tránh phát triển ồ ạt nhằm từng bước tham gia thị trường rộng lớn do các hiệp định song phương và đa phương mang lại.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát:

Đến năm 2020, công nghiệp hỗ trợ sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển quan trọng, chủ yếu sản xuất và cung cấp các linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp trong nước; đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ của tỉnh sẽ tham gia quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 4.750 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng gấp 1,9 lần so với năm 2015; năm 2025 đạt khoảng 10.650 tỷ đồng, tăng gấp 2,24 lần so với năm 2020.

- Công nghiệp hỗ trợ ngành thiết bị điện, điện tử: Đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 1.890 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng gấp 5,08 lần so với năm 2015; năm 2025 đạt khoảng 8.460 tỷ đồng, tăng gấp 4,48 lần so với năm 2020.

- Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt, may: Đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 7.220 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng gấp 1,32 lần so với năm 2015; năm 2025 đạt khoảng 18.650 tỷ đồng, tăng gấp 2,58 lần so với năm 2020.

- Công nghiệp hỗ trợ ngành sứ vệ sinh: Đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 435 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng gấp 1,93 lần so với năm 2015; năm 2025 đạt khoảng 1.060 tỷ đồng, tăng gấp 2,50 lần so với năm 2020.

III. Nội dung quy hoạch

1. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy; cơ khí xây dựng; tiêu dùng; cơ khí chế tạo các máy công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

[...]